Phát triển kinh tế trang trại ở Tân Viên: Thành công từ quy vùng sản xuất phù hợp

Xã Tân Viên (An Lão) hiện có 27 trang trại, trong đó 19 trại gà, 8 trại lợn, 13 trang trại nuôi trồng thuỷ sản quy mô 6,2ha. Đây là một trong những địa phương tiêu biểu phát triển kinh tế trang trại của huyện. Kết quả này là sự thành công của việc quy vùng, định hướng sản xuất hiệu quả.

Xã Tân Viên (An Lão) hiện có 27 trang trại, trong đó 19 trại gà, 8 trại lợn, 13 trang trại nuôi trồng thuỷ sản quy mô 6,2ha. Đây là một trong những địa phương tiêu biểu phát triển kinh tế trang trại của huyện. Kết quả này là sự thành công của việc quy vùng, định hướng sản xuất hiệu quả.

Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Thông cho biết: thực hiện Nghị quyết 10 của HĐND thành phố, huyện xác định kinh tế trang trại là kinh tế mũi nhọn, xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả thực hiện đổi điền dồn thửa từ năm 2003, huyện chỉ đạo các xã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Thực hiện chủ trương này, năm 2003, xã Tân Viên quy hoạch vùng đất ruộng để xây dựng khu chuyên canh kinh tế trang trại. Khu cánh đồng Lò Vôi, Triều Cán, Bê Quay và Cống Cứ với tổng diện tích 30,87 ha, nằm cách xa khu dân cư được lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại. Cùng với việc quy hoạch vùng sản xuất, huyện, xã quan tâm đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng khu trạng trại. Trước đây, nguồn điện cung cấp cho các trang trại chăn nuôi đều phụ thuộc vào nguồn điện chung của xã. Do đó, khu trang trại thường xảy ra tình trạng quá tải, không đủ điện phục vụ sản sản xuất. Nhiều chủ trang trại phải đầu tư mua 2 máy phát điện giá 40 triệu đồng phục vụ sản xuất, tốn cả triệu đồng/tháng tiền dầu chạy máy phát. Hiểu khó khăn này, huyện phối hợp Điện lực An Lão đầu tư xây dựng trạm biến áp riêng, phục vụ hoạt động của các trang trại. Nay tiền điện hàng tháng của mỗi trang trại chỉ bằng ½ tiền dầu trước đây; hệ thống đường giao thông vào khu trang trại dài hơn 1km cũng đang được gấp rút đầu tư cải thiện, giúp việc vận chuyển hàng hóa của người dân thuận lợi hơn. Với điều kiện mặt bằng sản xuất, hạ tầng kỹ thuật thuận lợi, người dân tích cực đầu tư phát triển sản xuất. Từ năm 2003 đến năm 2009, xã Tân Viên chỉ phát triển được 5 trang trại chăn nuôi. Nhưng chỉ trong một năm 2009, xã Tân Viên có thêm thêm 22 trang trại chăn nuôi, trong đó có 14 trang trại nuôi gà, 4 trại lợn, với doanh thu bình quân hơn 100 triệu đồng /năm/trang trại.

Khu chăn nuôi tập trung của xã Tân Viên (An Lão).
Khu chăn nuôi tập trung của xã Tân Viên (An Lão).

Hiệu quả kinh tế trang trại rất lớn, nhưng cơ chế hỗ trợ vốn phát triển kinh tế còn hạn chế. Ông Bùi Đình Bổn, thôn Đại Điền, cho biết: vừa qua gia đình đầu tư xây dựng trại nuôi lợn diện tích 5800 m2, quy mô 1000 con với tổng kinh phí 900 triệu đồng, vốn của gia đình chỉ có khoảng 300 triệu đồng, số còn lại gia đình phải vay lãi cao. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trang trại khác trên địa bàn xã.Trong tổng số vốn đầu tư xây dựng trang trại khoảng hơn 10,3 tỷ đồng, nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của các cơ quan chức năng  chỉ chiếm khoảng 10-15%, số còn lại do các hộ dân đầu tư, huy động anh em bạn bè và cả vay lãi nặng.

Mức vốn vay hỗ trợ lãi suất mới chỉ chiếm 15% tổng kinh phí xây dựng; để xây dựng trang trại nhiều hộ dân phải vay lãi ngoài với lãi suất cao 2-4%.

Theo tổng hợp của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Hiệu quả kinh tế trang trại ngày càng được khẳng định. Hiện nay, các trang trại của xã Tân Viên giải quyết việc làm 65 lao động với thu nhập 2 triệu đồng/người/tháng; thu nhập cao. Riêng 19 trang trại nuôi gà với tổng đàn 141 nghìn con/lứa đạt doanh thu 2,74 tỷ đồng/lứa. Thực tế này các cơ quan chức năng cùng với việc quy hoạch, định hướng sản xuất hợp lý cần có cơ chế hỗ trợ vốn phát triển phù hợp./. 

Đọc thêm