Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Phòng là một trong những địa phương trong cả nước phát triển sớm nghề nuôi trồng hải sản với các hình thức như nuôi lồng bè, nuôi nhuyễn thể…Tuy nhiên, nuôi trồng hải sản của Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn tự phát, thiếu tính bền vững.
Cơ cấu chưa cân đối
Những năm gần đây, nghề nuôi hải sản ở Hải Phòng phát triển rất nhanh. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp- PTNT, đến nay, Hải Phòng có 588 lồng bè nuôi cá biển với 11.696 ô lồng, tăng 3999 ô lồng so với năm 2005. Tập trung chủ yếu tại Cát Bà. Sản lượng nuôi đạt 2670 tấn. Ngoài ra, còn có 696 giàn bè và 435 ha vùng b•i triều nuôi nhuyễn thể, tăng 115 ha so với năm 2005; tập trung chủ yếu ở Cát Bà, Tiên L•ng, Đồ Sơn, Kiến Thụy. Sản lượng nuôi nhuyễn thể đạt 1893 tấn.
Tuy nhiên, cơ cấu các diện tích nuôi trồng hải sản của Hải Phòng hiện chưa cân đối. Nuôi hải sản mới chỉ tập trung vào khu vực Cát Bà, nuôi chủ yếu một số giống thuỷ sản như cá song, cá hồng, cá giò. Các mô hình nuôi nhuyễn thể còn ít, chủ yếu tập trung vào nghề nuôi ngao. Trong quá trình phát triển xuất hiện tình trạng nơi phát triển nuôi ồ ạt, nơi lại khá khiêm tốn dù tiềm năng mặt nước lớn. Chẳng hạn như, việc phát triển nuôi cá lồng bè và nuôi nhuyễn thể ở Cát Bà. Cỏc khu v?c C?ng cỏ Cỏt Bà, B?n Bốo và Lan H? hiện cú 575 bố g?m 11.554 ụ l?ng, 59 d?u nuụi cỏ, 693 m?ng tre, 89 bói nuụi tu hài, chi?m kho?ng 100.000m2 m?t nu?c. Trong s? trờn cú t?i 65 bố, g?m 930 ụ l?ng khụng cú gi?y phộp, 452 bố g?m 2.763 l?ng t? ý coi n?i và 56 d?u dúng trỏi phộp xu?ng v?nh. Trong dú ch? cú 148 bố c?a ngu dõn huy?n d?o, cũn 383 bố c?a ngu dõn d?n t? huy?n Thu? Nguyờn, t?nh Qu?ng Ninh và cỏc noi khỏc.
Ngược lại, việc nuôi hải sản ở các địa phương khác như Tiên L•ng, Kiến Thụy, Đồ Sơn thì khá khiêm tốn và ngày càng bị thu hẹp. Tại các huyện này diện tích chủ yếu là nuôi ngao nhưng khá khiêm tốn so với tiềm năng và hiệu quả chưa cao. Chẳng hạn như huyện Tiên L•ng, huyện Kiến thụy tiềm năng mặt nước nuôi ngao khá lớn nhưng diện tích đ• nuôi chỉ vài chục ha. Phần lớn các huyện này vẫn nuôi thử nghiệm nhưng sau một thời gian đều có hiện tượng ngao chết hàng loạt do môi trường nước đột ngột thay đổi, bị ngọt hóa. Do vậy, một số vùng nuôi ngao ở Kiến Thụy, Tiên L•ng hiện giảm mạnh diện tích. Một số vùng nuôi hải sản ven biển tại các địa phương này đối mặt với tình trạng bị thu hẹp diện tích, phát triển không ổn định do dành đất cho quy hoạch cụm công nghiệp hoặc đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường từ du lịch, khu công nghiệp. Do đó, phần lớn người dân nuôi quảng canh, hiệu quả kinh tế không cao.
Đối mặt với tình trạng ép giá, tồn đọng sản phẩm
Theo đánh giá của Sở Nông ngiệp- PTNT, nghề nuôi hải sản Hải Phòng mới phát triển ở quy mô nhỏ. Lĩnh vực nuôi cá lồng bè, các hộ dân vẫn sử dụng phương thức nuôi đơn giản trong lồng lưới nổi, đối tượng nuôi chủ yếu là các giống cá song, cá giò, cá Hồng Mỹ, cá Tráp…nguồn giống chủ yếu là thu gom giống tự nhiên, thức ăn là cá tạp tươi sống. Vùng nuôi chủ yếu tập trung trong cảng cá Cát Bà, Bến Bèo,Lan hạ, khoảng cách neo đậu lồng bè sát nhau. Do vậy, x• từng xảy ra tình trạng môi trường vùng nuôi đ• ô nhiễm mặt nước biển gây cá chết hàng loạt. Trước đây, một số hộ dân tự khoanh vùng chiếm mặt nước biển để nuôi, không theo quy định dẫn đến khó quản lý. Hệ thống dịch vụ cung cấp thuốc thú y thuỷ sản, hoá chất…phục vụ cho nghề nuôi biển chưa hình thành, dịch vụ khuyến ngư chưa đến được với người sản xuất. Nguy cơ về ô nhiễm môi trường khá ró. Thức ăn dư thừa từ nhà hàng, chất thải của cá và các chất thải sinh hoạt khác của con người hoạt động trên lồng bè, chất thải của các nhà hàng du lịch trên các bè dịch vụ, xăng dầu và các chất thải từ xăng dầu từ tàu cá. Các lồng bè đặt quá sát nhau hạn chế tốc độ của dòng chảy làm giảm mức độ trao đổi, làm sạch nước, tăng nguy cơ lây lan và phát tán mầm bệnh do mật độ sinh vật trong thủy vực quá cao. Do đó, bệnh dịch thường thấy đối với cá lồng bè, đó là cá thường mắc các bệnh lở loét, đường ruột đối với cá song, bệnh sưng gan đối với cá giò.
Khó khăn nhất hiện nay của nghề nuôi hải sản vẫn là thị trường tiêu thụ. Sức mua của thị trường Hải Phòng không lớn nên nghề nuôi biển cũng trông chờ vào xuất khẩu tiểu ngạch. Tình hình tiêu thụ cá lồng bè trong mấy năm gần đây phụ thuộc nhiều vào khả năng thu hút khách du lịch của Cát Bà và năng lực thu gom vận chuyển sản phẩm tiêu thụ ở một số thị trường tiểu ngạch như Trung Quốc, Hồng Kông. Việc tiêu thụ hải sản còn phụ thuộc vào những cơ sở thu gom tại chỗ, sau đó chuyển đi các thị trường khác, dẫn đến tình trạng các hộ có thể bị ép giá tiêu thụ, tồn đọng sản phẩm.
|
Do quá nhiều hộ dân đầu tư nuôi cá lồng bè tại Cát Bà gây khó khăn tiêu thụ sản phẩm. Trong ảnh: Bè nuôi thủy sản trên vịnh Lan Hạ |
Mở hướng mới
Đứng trước những khó khăn này và hiện trạng phát triển thiếu bền vững của nuôi trồng hải sản, tháng 9- 2010, thành phố đ• ký quyết định số 1572 phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng hải sản Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT Đào Viết Thuận, quy hoạch này có nhiều điểm mới và có cách nhìn dũng cảm, đúng thực tế. Đó là, xác định rõ vùng có khả năng nuôi hải sản so với vùng tiềm năng hiện có. Qua khảo sát, các chuyên gia khẳng định, vùng tiềm năng nuôi thủy sản của Hải Phòng khá lớn song chỉ có hơn 50% số đó đủ điều kiện và khả năng để phát triển nuôi. Cái mới tiếp theo là việc giảm quy mô nuôi lồng bè tại Cát Bà xuống còn 415 bè nuôi, chỉ sử dụng tối đa 20% diện tích mặt nước trong vùng quy hoạch để bảo đảm môi trường và đa dạng sinh học. Tuy giảm quy mô và diện tích song năng suất, chất lượng vẫn cao nhờ ứng dụng hàng loạt công nghệ nuôi hiện đại như công nghệ nuôi lồng ngoài khơi theo công nghệ Na uy (nuôi biển mở), nuôi cá nước mặn trong ao đất..và chú ý bài toán thị trường, bài toán đầu tư, khuyến ngư…Quy hoạch mới này cần sớm được đưa vào cuộc sống để phát triển nuôi hải sản của thành phố phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng./.
Hoàng Yên