Trang xách vali tìm đến nhà chị gái ở nhờ cả tuần nay. Số là chủ nhật vừa rồi Trang có lịch khám thai theo định kỳ. Cô đã dặn dò chồng từ tối hôm trước và thấy anh xã vui vẻ gật đầu. Sáng ra, chuông báo thức ầm ĩ, chồng Trang vẫn ngủ nướng. Trang lay gọi, bị chồng nổi cáu, mắng chửi và tung điện thoại vào góc tường.
Sẵn ức cái thói vô tâm của chồng nên chuyện này như giọt nước làm tràn ly. Trang âm thầm xách hành lý bỏ đi. Gần một tuần trôi qua, Trang nhận được mỗi một cuộc điện thoại của chồng nhưng nội dung cũng chỉ là cãi cọ. Một lần ngồi uống nước quả ngoài hàng, Trang được chị gái rỉ tai: “Bây giờ dì nhắn tin bảo đang đau bụng. Nếu chú ấy vội vã tới tức là còn yêu thương dì. Hai đứa nên về với nhau. Nếu chú ấy vô tình, bỏ đi chứ đừng vương vấn”. Theo lời chị gái Trang, “loại đàn ông như thế” không đáng làm chồng, làm cha.
Tin gửi đi, chờ mãi không thấy hồi âm. Chị gái Trang giằng điện thoại gọi nhưng đầu bên kia hờ hững: “Chị bảo cô ấy thích làm gì thì làm”. Sẵn nỗi chán chồng, lại được chị gái khuyên bỏ nên cả đêm ấy, Trang không ngủ được. Ý định muốn ly hôn và nuôi con một mình càng mãnh liệt hơn với Trang.
Tin gửi đi, chờ mãi không thấy hồi âm. Chị gái Trang giằng điện thoại gọi nhưng đầu bên kia hờ hững: “Chị bảo cô ấy thích làm gì thì làm”. Sẵn nỗi chán chồng, lại được chị gái khuyên bỏ nên cả đêm ấy, Trang không ngủ được. Ý định muốn ly hôn và nuôi con một mình càng mãnh liệt hơn với Trang.
|
Cũng chịu tác động từ người nhà khi đang ly thân chồng là Châu (Phú Nhuận, TP HCM). Chồng Châu người Đồng Nai. Lên thành phố học hành và làm việc, anh ở nhờ nhà người bác ruột, ngay sát vách nhà Châu. Kết hôn, anh miễn cưỡng ở rể. Lúc vợ chồng cãi cọ vặt, anh tự ái gói đồ, sang quận khác thuê trọ. Ba tháng trôi qua, vợ chồng chẳng buồn nhìn mặt nhau. Có lúc anh về nhà nhưng mẹ vợ nói vài câu khó nghe: “Nó đi rồi thì cứ để con Châu lấy thằng khác” nên anh lại tự ái. Một lần, cậu con trai (11 tháng) xì xọet mũi dãi, Châu nghe mẹ chồng mách: “Gọi điện báo chồng là con ốm lắm xem sao. Nó không về, bỏ khỏi tiếc” nên làm theo. Nhưng đầu dây bên kia chỉ văng vẳng: “Kêu bà nội gọi taxi đi, kêu tôi làm gì” khiến mẹ đẻ Châu tức vô cùng. Bà cho rằng: “Con nó mà nó không thương thì còn thương ai. Thôi, bỏ” và đem chuyện của con rể kể xấu khắp xóm. Khác với Châu, Hiền (Từ Liêm, Hà Nội) sau gần một năm ly thân vẫn chưa có kết luận cuối. Hiền nửa muốn ly hôn hẳn, dù đau một lần rồi thôi nhưng một nửa, Hiền muốn quay lại vì còn thương con. Để kiểm chứng tình cảm của chồng, Hiền viết sẵn một tờ đơn ly hôn. Nếu chồng cô không ký, nghĩa là còn tình cảm với vợ con. Cô sẽ cho chồng thêm một cơ hội. Ngược lại, nếu thấy chồng lạnh lùng ký đơn, Hiền quyết cắt đứt sợi dây tình cảm. Cùng suy nghĩ với Hiền là Đàm (quận 1, TP HCM). Đàm lên kế hoạch vờ cặp bồ với một người đàn ông đã theo đuổi mình từ lâu. Mục đích của Đàm là xét xem thái độ của chồng thế nào. Nếu chồng ghen và làm ầm lên, chứng tỏ anh ấy còn yêu vợ. Cô sẽ nhân chuyện đó mà giải thích và làm hòa. Nếu chồng dửng dưng, tức là không còn quan tâm đến vợ, cô sẽ thuận tình ly hôn. Tiếc rằng, khi thấy Đàm ngoại tình, chồng Đàm chủ động đòi ly hôn sớm.Đừng thử nếu còn mong giữ hôn nhân Ly thân là thời gian đặc biệt nhạy cảm. Nó giống như con dao hai lưỡi, có thể giúp vợ chồng tĩnh tâm, thông cảm với nhau hơn. Nhưng cũng có thể khoét sâu rạn nứt và nhanh chóng đường ai nấy bước. Tâm lý của nhiều phụ nữ khi chọn ly thân tạm thời là chỉ muốn dọa chồng, muốn chồng thay đổi và thể hiện tình yêu nhiều hơn. Ngoài những trường hợp giẫn dỗi, ly thân như cơm bữa thì cũng có trường hợp, ly thân là vấn đề nghiêm túc, chỉ xuất hiện khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm. Dù với lý do gì thì quãng thời gian này, tình cảm và hình ảnh đẹp đẽ dành cho nhau của hai bên đã lu mờ. Cộng thêm tính tự ái, cố chấp hay bất cần thì một phép thử nhỏ cũng là điều quá dại dột. Vì thế, tình cảm vợ chồng và nhân cách người bạn đời cần được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Không chỉ qua một phép thử mà nói lên tất cả. Càng không nên dựa vào đó để cân nhắc chuyện bỏ nhau hay quay lại.
Theo Mẹ&bé