Vào thời Thuận Trị nhà Thanh, thiên hạ dần ổn định, nhân tâm bất ổn, nỗi đau thay đổi triều đại vẫn còn nhức nhói. Chàng Lý Ngư say mê hí kịch, hai tay không phút nào nhòm ngó chuyện ngoài đời, chỉ chuyên tâm cho sân khấu, với tài hoa xuất chúng “hý danh” đã nổi như cồn trong chốn dân gian, được truyền tụng khắp nơi.
Hồng Thừa Trù trong lúc đến Giang Nam tìm danh kĩ nổi tiếng một thời Lý Hương Quân bởi vì bị Lý Ngư mượn hát tuồng châm biếm hắn nên ôm hận trong lòng muốn gây bất lợi cho Lý Ngư. Hắn dùng trăm phương ngàn kế buộc Lý Ngư phải thân bại danh liệt, người đời phỉ nhổ, khiến kẻ “văn nhân” như Lý Ngư không thể ngóc đầu lên được.
Đoàn hát của Lý Ngư được Tào Tỉ lựa chọn, mời đoàn hát vào cung trình diễn trong sinh chuyện sinh sự, tình trạng vô cùng nguy ngập. May mà Tào Tỉ, Long Cách Cách ngấm ngầm tương trỡ, Lý Ngư mới vượt qua khó khăn, thoát hiểm trong gang tấc. Nhưng hai đệ tử Kiều Cơ, Vương Cơ vì cứu Lý Ngư, trúng phải gian kế của Vương Vĩnh Khang, kí tên gia nhập vào “Cô Tô Kịch Xã”. Khi đó, Thuần thân vương phụng thánh dụ, đến Tô Châu định đoàn hát để chúc mừng Thái Hậu. Cả Vương Vĩnh Khang và Lý Ngư cũng dẫn đầu đoàn hát định “đấu kịch” với nhau. Nhờ tài nghệ của Hương Quân, đoàn hát Lý Ngư toàn thắng.
Lúc Lý Ngư sắp vào kinh trình diễn, Lý Hương Quân để lại bức thư không từ mà biệt. Vì kịch mà tương ngộ, vì kịch mà kết duyên, cuối cùng cũng vì kịch mà phân ly. Và sau đó Lý Ngư biểu diễn thắng lợi tại kinh thành, được Long Cách Cách phong làm “Phong Lưu Hý Vương”. Từ đó Lý Ngư một mình lang thang khắp nơi, tìm kiếm Hương Quân một cách vô vọng …