Phó Đức Chính - Đại sự không thành chết là vinh!

(PLO) - Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh danh nhân Phó Đức Chính (1907 - 2017), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò phối hợp với dòng họ Phó tổ chức Tọa đàm khoa học: “Phó Đức Chính - Đại sự không thành chết là vinh! Và cuộc khởi nghĩa Yên Bái” di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Phó Đức Chính - Đại sự không thành chết là vinh!

Cuộc tọa đàm diễn ra tại nơi 87 năm về trước thực dân Pháp đã giam Phó Đức Chính sau đó đưa lên Yên Bái để hành quyết. Cuộc tọa đàm được tổ chức nhằm thu thập thêm nhiều luận cứ khoa học và tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính, đặc biệt là thời gian ông và các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò cũng như ảnh hưởng của khởi nghĩa Yên Bái trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tại tọa đàm đã có 23 bài tham luận liên quan đến danh nhân Phó Đức Chính của các chuyên gia lịch sử, những nhà nghiên cứu văn hóa, nhân chứng, gia đình, bạn bè của danh nhân. Các tham luận tập trung phân tích sâu về khí phách hiên ngang, tấm gương kiên trung của Phó Đức Chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, những hoạt động tri ân của Đảng, Nhà nước đối với chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng đã hy sinh vì đất nước.

Tại tọa đàm đã có 23 bài tham luận liên quan đến danh nhân Phó Đức Chính của các chuyên gia lịch sử, những nhà nghiên cứu văn hóa, nhân chứng, gia đình, bạn bè của danh nhân.
Tại tọa đàm đã có 23 bài tham luận liên quan đến danh nhân Phó Đức Chính của các chuyên gia lịch sử, những nhà nghiên cứu văn hóa, nhân chứng, gia đình, bạn bè của danh nhân. 

Danh nhân Phó Đức Chính sinh năm 1907 trong một gia đình Nho học tại làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến), huyện Văn Giang, Hưng Yên. Tháng 12/1927, ông tham gia thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng, là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổng bộ, phụ trách công tác tổ chức và phát triển đảng.

Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm sang Lào làm việc. Ngày 9/2/1929, Việt Nam Quốc dân Đảng cử Nguyễn Văn Viên ám sát trùm mộ phu Bazin ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng nề, Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước. Không có bằng chứng để buộc tội, chúng trả tự do cho ông.

Trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, Phó Đức Chính được giao nhiệm vụ đánh đồn Thông (Sơn Tây). Do chênh lệch về lực lượng, tổ chức còn lỏng lẻo, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Từ ngày 27 - 28/3/1930, ông bị đưa ra xét xử tại Hội đồng Đề hình Yên Bái.

Sau khi kết án tử hình, thực dân Pháp chuyển ông và các chiến sĩ về giam tại Nhà tù Hỏa Lò chờ ngày thi hành án. Rạng sáng ngày 17/6/1930, trước khi bị hành hình, ông kịp hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam vạn tuế”.

Tại buổi tọa đàm các nhà khoa học đã sôi nổi thảo luận làm rõ về con người, thời gian bị địch bắt, giam và sự hi sinh anh dũng của danh nhân Phó Đức Chinh; Ý nghĩa lịch sử của cuộc Khởi nghĩa Yên Bái; Tấm gương hi sinh vì nước của danh nhân Phó Đức Chính trong việc giáo dục tinh thần ái quốc, ý chí kiên cường đấu tranh bảo vệ tổ quốc, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã trưng bày những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính. Sa khi trưng bày tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, các tư liệu sẽ được chuyển về trưng bày tại Nhà tưởng niệm ông ở làng Đa Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Đọc thêm