Phó giám đốc lừa hơn 70 người không thi vẫn thành công chức

Lợi dụng chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, ông Bùi Xuân Lâm đưa ra mánh lừa chạy việc công chức không cần thi khiến hơn 70 người tin tưởng, đến nhờ cậy với số tiền hơn 6 tỷ đồng. Thế nhưng, việc thì không thấy, còn vị Phó Giám đốc này mất tích.

Lợi dụng chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, ông Bùi Xuân Lâm đưa ra mánh lừa chạy việc công chức không cần phải thi khiến hơn 70 người tin tưởng, đến nhờ cậy với số tiền hơn 6 tỷ đồng. Thế nhưng, việc thì không thấy, còn vị Phó Giám đốc mất tích.

Vị giám đốc “tài” lo việc?

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, VKSND tỉnh này đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Bùi Xuân Lâm (SN 1978, trú tại xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An - về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

dshf
Chân dung vị "Phó Giám đốc siêu lừa" Bùi Xuân Lâm

Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Bùi Xuân Lâm từ vị trí là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện được đề bạt lên vị trí Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An vào cuối năm 2010. Công tác tại đây, Lâm có cơ hội để “quảng bá” chức danh cũng như tên tuổi và các mối quan hệ của mình với người khác. Lâm cũng thường xuyên khoe khoang mình có khả năng có thể chạy được việc làm tại Trung tâm cũng như những nơi khác.

Chân dung một vị Phó Giám đốc “siêu lừa” cũng bắt đầu xuất hiện. Để tạo niềm tin cho mọi người, Lâm đã thuê hẳn một chiếc xe con để chạy đi làm, tiêu tiền một cách cực kỳ thoáng trước mặt mọi người để ai cũng nghĩ rằng Lâm có “khả năng” chạy việc thật.

Một vài người cùng cơ quan với ông Lâm cho hay, mỗi tuần cứ một vài lần ông Lâm đặt tiền trên bàn thờ cúng ông địa tại cơ quan, tối thiểu là 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền đó ông Lâm “hào phóng” để lại cho nhân viên tạp vụ hoặc văn phòng chứ không cầm về nhà.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều người rồng rắn đến nhờ Lâm chạy việc. Tất nhiên, các nạn nhân đều đưa tiền cho Lâm để lo lót các “cửa” khi muốn vào làm công chức của Trung tâm hay những nơi muốn làm việc.

dfhy
Lâm tại cơ quan CSĐT

Ngoài ra, Lâm giới thiệu mình có khả năng chạy dự án xây dựng cho các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng khiến không ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn bán tín bán nghi nhưng cũng đến nhờ cậy Lâm để tăng thêm khả năng được việc. Khi nhận tiền để chạy dự án cũng như xin việc, Lâm đã dùng tiền của những người nhờ xin việc tiêu vô tội vạ.

Bài học về sự cả tin

Chị Lê Thị A. (trú tại phường Cửa Nam,TP.Vinh) - một trong những nạn nhân của vụ lừa đảo này - cho hay, chị đã đặt cọc cho Lâm với số tiền 500 triệu đồng để y lo xin việc làm cho chị. Toàn bộ số tiền này được chị A. đưa cho Lâm từ ngày 15/9/2011 đến ngày 31/12/2011. Khi nhận tiền, Lâm viết cho chị A một tờ giấy ghi nợ và cam kết đến ngày 30/11/2011 sẽ có quyết định đi làm cho một số sinh viên, nếu không sẽ hoàn trả lại tiền đặt cọc số tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.

Tuy nhiên, chờ mãi không xin được việc lại bị những người gửi hồ sơ thúc sau lưng, đến ngày 15/1/2012 vừa qua, chị A. quyết định đòi lại số tiền đặt cọc thì Lâm tắt điện thoại, tìm đến cơ quan và nhà riêng thì Lâm đã biến mất. Cũng cùng với trường hợp như chị A, nhiều người đã nhẹ dạ đặt “niềm tin” vào Lâm để xin việc cũng hoang mang tương tự. Tiền mất, tật mang, nhiều người mới tá hỏa biết mình bị lừa bèn tìm đến cơ quan Lâm để đối chất thì ông này biến mất.

Trước đó, để tránh mặt những người đã nhận tiền, từ ngày 10/12/2011 đến 30/1/2012 Lâm đã xin cơ quan nghỉ việc để đi chữa bệnh ở Hà Nội. Thế nhưng quá hạn ngày nghỉ cuối cùng vẫn không thấy vị Phó Giám đốc quay trở lại cơ quan.

Ngày 2/2/2012, Lâm chính thức viết đơn xin từ chức và biến mất thêm một lần nữa. Nhiều người đã đến nhà riêng và cơ quan để gặp Lâm đòi tiền nhưng đều không gặp. Nhiều người làm đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo về hành vi lừa xin việc của Lâm, trong số này người ít nhất cũng đặt cọc 50 triệu, người nhiều là 200 triệu, cá biệt có trường hợp lên tới 500 triệu đồng như chị A. vừa nêu.

Khi tin Lâm mất tích với số tiền đặt cọc, mọi người đều lo lắng đi tìm Lâm khi số tiền vay mượn và tích cóp bỗng dưng mất tích một cách khó hiểu. Sau một thời gian không xuất hiện, chiều 10/2, Lâm đến trụ sở cơ quan CSĐT để tự thú. Theo Đại tá Đào Hồng Lập (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Nghệ An) cho hay, đến thời điểm chiều qua-16/2, đã có hơn 70 đơn tố cáo Lâm nhận hơn 6 tỷ đồng để chạy việc cho họ.

Bước đầu tại cơ quan điều tra, Bùi Xuân Lâm đã thừa nhận hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của mình. Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra để xử lý đối tượng.

Ngô Toàn


 

 
 

Đọc thêm