Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật để “đón” hiệu quả

Triển khai điều 7 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật đặt ra yêu cầu phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, để phát huy vai trò trong chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn toàn diện, thống nhất công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước.

Triển khai điều 7 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật  đặt ra yêu cầu phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, để phát huy vai trò trong chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn toàn diện, thống nhất công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã có nhiều chuyển biến.   Trong ảnh: Một buổi tuyên truyền pháp luật tại chợ vùng cao ở Yên Bái
Một buổi tuyên truyền pháp luật tại chợ vùng cao ở Yên Bái.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật là mô hình cần thiết, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân còn nhiều hạn chế. Qua những kết quả đã đạt được về tổ chức và hoạt động của Hội đồng những năm qua, để thực hiện điều 7 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật qui định về Hội đồng cần có những giải pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng.

Đại diện các Hội đồng phối hợp của một số cơ quan TƯ và tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ ở phía Bắc đều thống nhất đánh giá, do nhiều nguyên nhân nên hoạt động của Hội đồng còn có những tồn tại như thiếu chặt chẽ, còn hình thức, hiệu quả chưa cao, còn nhiều hạn chế trong phát hiện các hình thức, mô hình phổ biến giáo dục pháp luật mới, hấp dẫn để nhân rộng, áp dụng rộng rãi…

Tuy vậy, từ khi thành lập, Hội đồng các cấp đã kịp thời chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn toàn diện, thống nhất công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước, tạo cơ chế phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, đơn vị từ TƯ đến địa phương, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Đến nay, ngoài Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (Hội đồng) của Chính phủ có 23 Bộ, ngành, đoàn thể ở TƯ đã thành lập Hội đồng. Hội đồng các cấp ở địa phương đã được củng cố, kiện ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) với 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, 98% quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 92% xã, phường, thị trấn trong cả nước đã thành lập Hội đồng.

Từ thực tiễn tại Bộ, ngành và địa phương, các đại biểu đều cho rằng, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Hội đồng phối hợp cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và Hội đồng này nói riêng, kiện toàn thể chế, tổ chức, đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật và Hội đồng.

Đặc biệt, thành viên nhiều Hội đồng phối hợp nhấn mạnh đến việc phải dành cho Hội đồng “quyền chỉ đạo” chứ nếu chỉ “tư vấn, tham mưu” thì không thể phát huy vai trò thực sự của Hội đồng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật”. Ngoài ra, ban hành cơ chế, chính sách, chế độ cho cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật và nguồn kinh phí riêng cho Hội đồng cũng là giải pháp được các đại biểu quan tâm để tạo sự chủ động cho Hội đồng hoạt động.

Hiện Bộ Tư pháp đang tham mưu  Thủ tướng Chính phủ xây dựng dự thảo Quyết định qui định về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ nhằm củng cố tổ chức Hội đồng các cấp, bảo đảm cho Hội đồng thực hiện tốt chức năng tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Hương Giang

Đọc thêm