Phòng bệnh bằng giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ

Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với môi trường và thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa, mùa mưa bão. Do sức đề kháng còn thấp nên trẻ dễ nhiễm các bệnh như cúm, nhiễm siêu vi, tiêu chảy cấp, viêm phổi, đặc biệt là bệnh chân tay miệng…

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với môi trường và thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa, mùa mưa bão. Do sức đề kháng còn thấp nên trẻ dễ nhiễm các bệnh như cúm, nhiễm siêu vi, tiêu chảy cấp, viêm phổi, đặc biệt là bệnh chân tay miệng… Bệnh này lây qua đường hô hấp, nếu không cách ly, điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan trên diện rộng và gây biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong. Theo các bác sỹ, con đường lây nhiễm chủ yếu của các bệnh hô hấp là qua môi trường. Đặc biệt nguy cơ lây nhiễm trong trường học là rất cao, các em chơi đùa, tiếp xúc, cầm nắm đồ vật chung, hậu quả là vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng nhiễm vào đồ vật, thức ăn cộng với thói quen rửa tay không sạch nên học sinh dễ bị lây nhiễm bệnh. Vì vậy phụ huynh và các giáo viên mầm non có thể dạy cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân. Đối với từng độ tuổi mà việc giáo dục cho trẻ có thể được lồng ghép như đối với trẻ 2 đến 3 tuổi, giáo viên và các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ làm quen với một số thói quen trong vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định… Đối với lứa tuổi mẫu giáo, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, đi vệ sinh đúng nơi quy định, trong đó, giáo dục trẻ giữ vệ sinh đôi bàn tay là điều quan trọng nhất. Chỉ với một động tác đơn giản là rửa tay với xà phòng diệt khuẩn có thể giảm được 47% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, 19 đến 47% nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp và 48% nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua đường tiêu hoá./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - GDSK (Sở Y tế)

Đọc thêm