Cùng với cây nông nghiệp, rừng trồng hiện đang bị sâu bệnh tấn công ngày càng tăng cả về diện tích, loại dịch hại và tỷ lệ hại. Từ năm 2005 tới nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với các địa phương và các đơn vị chủ rừng triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng đồng thời bằng 3 biện pháp chính là lâm sinh, hóa học và sinh học. Theo khẳng định của Chi cục BVTV, với việc thực hiện các biện pháp phòng trừ này Lâm Đồng cơ bản đã khống chế được sâu bệnh trên rừng trồng.
Thống kê của Sở NN-PTNT, sau nhiều năm thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, toàn tỉnh hiện đã có 59.960 ha rừng trồng (các số liệu đều quy tròn) với các loại cây lâm nghiệp như thông, keo, sao, xoan ta và cao su… đây là các loại cây trồng thường bị sâu bệnh tấn công trên diện tích lớn.
Chi cục BVTV cho hay, giai đoạn từ 1991 tới 2004 đã có trên 3.407 ha rừng thông 3 lá ở Đơn Dương, Lâm Hà… bị các loại dịch hại như bọ hung, tuyến trùng phá hoại làm từ 10-40% số cây bị chết héo. Thực hiện Quyết định 64/2005/QĐ-UB ngày 16/3/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng về “Phê duyệt Chương trình phòng trừ sâu bệnh rừng trồng giai đoạn 2005-2010”, từ năm 2005 Sở NN-PTNT tỉnh đã triển khai thực hiện các biện pháp dự tính dự báo, các giải pháp về quản lý và giải pháp kỹ thuật để hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh trên rừng trồng.
Kết quả là trong 6 năm qua (2005-2010) toàn tỉnh chỉ còn gần 791 ha rừng trồng bị các loại sâu bệnh như ong ăn lá thông, xén tóc, bệnh vàng còi… tấn công với tỷ lệ hại thấp; các loại sâu bệnh hại rừng trồng chính đều đã được định danh và xây dựng được quy trình phòng trừ; 6 loại thuộc 4 họ loại thiên địch có lợi cũng đã được phát hiện, bảo vệ và nhân nuôi. Hiện đã có 16 đơn vị chủ rừng trên địa bàn thực hiện các biện pháp lâm sinh, hóa học và sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng thành công.
Theo Tiến sĩ Phó Đức Đỉnh (Chi cục BVTV tỉnh) thì biện pháp lâm sinh đang được thực hiện tại rừng trồng ở các địa bàn trong tỉnh là biện pháp tổng hợp bao gồm các biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp và biện pháp vật lý - cơ giới như loại bỏ các cây (và bộ phận cây) bị sâu bệnh, bắt và thu hái các quả thể nấm và sâu non, phát dọn thảm cỏ và cành lá khô rụng. Biện pháp hóa học bao gồm việc sử dụng hóa chất như Cypermethrin 25EC để diệt trừ ong ăn lá thông tại rừng Hóa Bắc và Hòa Nam huyện Di Linh; biện pháp này có hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cao, nhưng chỉ được áp dụng trong diện hẹp vì có ảnh hưởng xấu tới môi trường và chi phí cao. Biện pháp phòng trừ sinh học là sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại với con người và môi trường để diệt trừ sâu hại rừng trồng; các chế phẩm sinh học đã được sử dụng cho công việc này là nấm Metarhizium anisopliae và Benmentent.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy để phòng trừ dịch hại trên rừng trồng thì biện pháp lâm sinh cho kết quả và hiệu quả cao nhất, ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng kép trong việc phòng chống cháy rừng vào mùa khô hàng năm.
Song song với việc triển khai các biện pháp trên, công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao KHKT phòng trừ sâu bệnh trên cây lâm nghiệp cho các đơn vị chủ rừng, các địa phương có rừng cũng đang được Chi cục BVTV tỉnh phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện. Đã có 4 thí nghiệm và 3 mô hình phòng trừ dịch hại trên cây thông 3 lá được triển khai ở Ban Quản lý rừng Lâm Viên, thí nghiệm phòng trừ mối ở Công ty Lâm nghiệp Đạ Huoai, mô hình trồng keo kháng sâu bệnh triển khai tại Ban Quản lý rừng Nam Huoai… và Sở NN-PTNT cũng đã phê duyệt các quy trình phòng trừ bệnh vàng còi, bệnh héo rũ trên cây thông 3 lá rừng trồng và quy trình phòng trừ mối hại cây keo rừng trồng do Chi cục BVTV tỉnh nghiên cứu - chuyển giao.
Phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng được xác định là một trong các khâu quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ rừng, vì vậy việc thực hiện Quyết định 64/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh sẽ được Sở NN-PTNT, các chủ rừng và các địa phương có rừng trong toàn tỉnh tiếp tục triển khai trong những năm tới.
Chi cục BVTV cho hay, giai đoạn từ 1991 tới 2004 đã có trên 3.407 ha rừng thông 3 lá ở Đơn Dương, Lâm Hà… bị các loại dịch hại như bọ hung, tuyến trùng phá hoại làm từ 10-40% số cây bị chết héo. Thực hiện Quyết định 64/2005/QĐ-UB ngày 16/3/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng về “Phê duyệt Chương trình phòng trừ sâu bệnh rừng trồng giai đoạn 2005-2010”, từ năm 2005 Sở NN-PTNT tỉnh đã triển khai thực hiện các biện pháp dự tính dự báo, các giải pháp về quản lý và giải pháp kỹ thuật để hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh trên rừng trồng.
Kết quả là trong 6 năm qua (2005-2010) toàn tỉnh chỉ còn gần 791 ha rừng trồng bị các loại sâu bệnh như ong ăn lá thông, xén tóc, bệnh vàng còi… tấn công với tỷ lệ hại thấp; các loại sâu bệnh hại rừng trồng chính đều đã được định danh và xây dựng được quy trình phòng trừ; 6 loại thuộc 4 họ loại thiên địch có lợi cũng đã được phát hiện, bảo vệ và nhân nuôi. Hiện đã có 16 đơn vị chủ rừng trên địa bàn thực hiện các biện pháp lâm sinh, hóa học và sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng thành công.
Theo Tiến sĩ Phó Đức Đỉnh (Chi cục BVTV tỉnh) thì biện pháp lâm sinh đang được thực hiện tại rừng trồng ở các địa bàn trong tỉnh là biện pháp tổng hợp bao gồm các biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp và biện pháp vật lý - cơ giới như loại bỏ các cây (và bộ phận cây) bị sâu bệnh, bắt và thu hái các quả thể nấm và sâu non, phát dọn thảm cỏ và cành lá khô rụng. Biện pháp hóa học bao gồm việc sử dụng hóa chất như Cypermethrin 25EC để diệt trừ ong ăn lá thông tại rừng Hóa Bắc và Hòa Nam huyện Di Linh; biện pháp này có hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cao, nhưng chỉ được áp dụng trong diện hẹp vì có ảnh hưởng xấu tới môi trường và chi phí cao. Biện pháp phòng trừ sinh học là sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại với con người và môi trường để diệt trừ sâu hại rừng trồng; các chế phẩm sinh học đã được sử dụng cho công việc này là nấm Metarhizium anisopliae và Benmentent.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy để phòng trừ dịch hại trên rừng trồng thì biện pháp lâm sinh cho kết quả và hiệu quả cao nhất, ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng kép trong việc phòng chống cháy rừng vào mùa khô hàng năm.
Song song với việc triển khai các biện pháp trên, công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao KHKT phòng trừ sâu bệnh trên cây lâm nghiệp cho các đơn vị chủ rừng, các địa phương có rừng cũng đang được Chi cục BVTV tỉnh phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện. Đã có 4 thí nghiệm và 3 mô hình phòng trừ dịch hại trên cây thông 3 lá được triển khai ở Ban Quản lý rừng Lâm Viên, thí nghiệm phòng trừ mối ở Công ty Lâm nghiệp Đạ Huoai, mô hình trồng keo kháng sâu bệnh triển khai tại Ban Quản lý rừng Nam Huoai… và Sở NN-PTNT cũng đã phê duyệt các quy trình phòng trừ bệnh vàng còi, bệnh héo rũ trên cây thông 3 lá rừng trồng và quy trình phòng trừ mối hại cây keo rừng trồng do Chi cục BVTV tỉnh nghiên cứu - chuyển giao.
Phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng được xác định là một trong các khâu quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ rừng, vì vậy việc thực hiện Quyết định 64/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh sẽ được Sở NN-PTNT, các chủ rừng và các địa phương có rừng trong toàn tỉnh tiếp tục triển khai trong những năm tới.
Đức Hưng