Phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đà Nẵng

LTS: Hôm nay, ngày 12-5-2010, tại thủ đô Hà Nội sẽ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất. Nhân sự kiện này, Báo Đà Nẵng xin giới thiệu những đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở trên địa bàn qua phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  

LTS: Hôm nay, ngày 12-5-2010, tại thủ đô Hà Nội sẽ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất. Nhân sự kiện này, Báo Đà Nẵng xin giới thiệu những đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở trên địa bàn qua phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bà con Cơtu ở thôn Phú Túc, xã Hòa phú (Hòa Vang) trồng cây nhớ ơn Bác Hồ.   Ảnh: NGUYỄN CẦU 

Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được hình thành và không ngừng phát triển, thực sự góp phần quan trọng động viên sức mạnh của toàn dân làm nên những thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển thành phố, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Tùy theo điều kiện sinh sống và địa lý khác nhau, đồng bào các dân tộc thiểu số đã hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước với những hình thức, mức độ khác nhau, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Ở khu vực miền núi và nông thôn, với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, các thủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ, nếp sống văn minh đang từng bước được vận động triển khai thực hiện. Các chương trình y tế công cộng được đẩy mạnh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng rãi, nhờ đó tỷ lệ sinh con thứ 3 đã giảm rõ rệt. Phong trào thực hiện định canh-định cư, xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình VACR, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã cơ bản chấm dứt tình trạng du canh, du cư tự phát; cơ bản xóa xong nhà tạm, xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Nhờ đó, đồng bào dân tộc ngày càng yên tâm, ổn định cuộc sống và sản xuất. Phong trào thi đua phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhiều hộ đã chủ động nhận hàng chục hécta rừng, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; tham gia phát triển kinh tế, chủ yếu là kinh tế trang trại, vườn rừng hộ gia đình và bước đầu thành lập mô hình tổ hợp tác để giúp nhau về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, từng bước cải thiện đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm dần.

Trong các phong trào thi đua nói trên, nhiều tập thể và cá nhân đã lập thành tích xuất sắc, được các cấp biểu dương, khen thưởng tiêu biểu như: Nhân dân và cán bộ thôn Phú Túc (xã Hòa Phú); nhân dân và cán bộ thôn Giàn Bí và thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc); Chi hội Nông dân thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc); cộng đồng người Hoa thôn Trung Nghĩa (xã Hòa Ninh); Đinh Minh Hải, Bí thư Chi bộ thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc); ông Đinh Văn Mai, Trưởng ban Nhân dân thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc); ông Đinh Văn Trí, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Phú Túc (xã Hòa Phú); ông Lý Khang, Trưởng ban Nhân dân thôn Trung Nghĩa (xã Hòa Ninh); ông Đinh Văn Muôn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Phú Túc (xã Hòa Phú)...

Ở khu vực đồng bằng và đô thị, trong số các dân tộc thiểu số, người Hoa chiếm số lượng đông nhất. Đồng bào người Hoa cũng đã hưởng ứng, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động. Với phong trào thi đua lao động sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh của người Hoa đã có bước phát triển khá, với nhiều doanh nghiệp như các Công ty TNHH Hằng Tín, Kim Thành, Kim Thái, Khánh Nguyên, Giai Nông, Dương Việt, Trường Đăng, Bảo Long, Đạt Thành; trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng có một số doanh nghiệp quy mô lớn như các Nhà hàng Kim Đô, Đại Thống, Phì Lũ, Hương Việt và một số hộ kinh doanh dịch vụ cá thể làm ăn rất hiệu quả.

Cộng đồng người Hoa đã hưởng ứng tích cực phong trào di dân đi khai hoang, vỡ hóa, tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hình thành thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Hiện nay, tại đây có 40 hộ, 115 nhân khẩu người Hoa, Trưởng ban Nhân dân thôn là người Hoa đã trực tiếp lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhân dân giao. Nhìn chung cộng đồng người Hoa ở Đà Nẵng đã tham gia tích cực và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kể cả trong cơ quan Nhà nước và các hội, đoàn thể, đã góp phần tích cực vào việc xây dựng đất nước, xây dựng Đà Nẵng giàu đẹp.

Qua phong trào thi đua yêu nước, nhiều tập thể, cá nhân người Hoa đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, được UBND thành phố khen thưởng như: Ông Phan Chánh Ba, Chi hội trưởng Chi hội 3, Hội Chữ thập đỏ Vĩnh An B, phường Vĩnh Trung; ông Trần Liên Huê, tổ dân phố 12, phường Khuê Trung; bà Lương Tuyết Phương, nguyên giáo viên Trường THCS Trần Hưng Đạo; bà Phan Thiếu Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Kim Đô; bà Liễu Thị Thắm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phương Khánh;  bà Đinh Thị Mão, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức phường Khuê Mỹ; bà Trung Thị Thu Thủy, giảng viên Khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị-hành chính khu vực III; ông Đinh Ngọc Hoan, Bí thư Chi bộ Cầu Vồng 2, phường Hải Châu 2; bà Nguyễn Thị Ngân, kế toán UBND phường Phước Ninh; bà Trần Liên Huê, Trực lý Thiên hậu cung; bà Hoàng Thị Liên, Phó Bí thư Chi bộ  khối Trung Lập B5, phường Thạc Gián; ông Lục Quang, Đội trưởng Đội dân phòng số 2, phường Hải Châu 1.

Nhiều doanh nghiệp do đồng bào các dân tộc thiểu số làm chủ đã tăng vốn đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết số lượng lớn lao động có công ăn việc làm, đóng góp đáng kể vào  ngân sách của thành phố, góp phần cùng thành phố thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Đồng bào dân tộc thiểu số cũng tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,  xây dựng “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xanh-sạch-đẹp”...

Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 quận, 2 huyện; với 56 phường, xã, trong đó có 4 xã miền núi: Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang; dân số hiện có 887.069 người, với 33 dân tộc; trong đó có 32 dân tộc  thiểu số với  4.961 người (chiếm tỷ lệ 0,6%).

Trong số 32 dân tộc thiểu số, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ cao nhất 66,7% (3.309 người); tiếp đến là dân tộc Cơtu chiếm 18,3% (908 người); 30 dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ 15% với tổng số 744 người; trong đó các dân tộc có số lượng trên 100 người là dân tộc Tày (142 người); dân tộc Mường (116 người); các dân tộc có trên 40 người, gồm: dân tộc Nùng (73), dân tộc Thái (50), dân tộc Êđê (46 người), dân tộc Ngái (43 người); các dân tộc có trên 20 người, gồm: dân tộc Chăm (38 người), dân tộc Giá rai (29 người), Gié triêng (27 người), dân tộc Sán chay (24 người), dân tộc Hrê (23 người), dân tộc Ba Na (22 người); có 17 dân tộc có số dân dưới 20 người, gồm các dân tộc: Khơ me, Hmông, Dao, Xơ đăng, Cơ ho, Sán dìu, M nông, Ra grai, Bru Vân Kiều, Thổ, Co, Tà ôi, Lào, Phù lá, Lư, Chứt, Sila… Với bản sắc riêng của mình, các dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa thành phố.  


LÝ NGƯ

Đọc thêm