Trong khi các khu khám bệnh và nội trú của bệnh viện công tuyến trung ương và tuyến tỉnh đều trở nên quá tải thì tại một số bệnh viện tư, không khí đỡ ngột ngạt hơn.
Đi khám bệnh không có ghế để ngồi
Vừa dìu mẹ chờ vào chụp CT (tại khu nhà B, Bệnh viện K Trung ương), chị Nguyễn Thị Nguyệt (Văn Giang, Hưng Yên) vừa than thở, hai mẹ con chị đi ô tô lên Hà Nội, đến bệnh viện lúc đó mới chỉ có 6h30 sáng mà đã không còn ghế để ngồi, nhiều người đến xếp từ sớm nên mình lên đây đã quá muộn, đến bây giờ (11h trưa) vẫn chưa đến lượt chụp CT, chắc phải chiều tối mới khám xong.
Tại khu khám bệnh của bệnh viện K luôn trong tình trạng quá tải, người đứng người ngồi, một người đi khám bệnh lại có 2 - 3 người nhà đưa đi cùng càng khiến không khí thêm ngột ngạt. Nhân viên y tế và bệnh nhân muốn đi lại phải len chân nhau.
Đi khám bệnh không có ghế để ngồi
Vừa dìu mẹ chờ vào chụp CT (tại khu nhà B, Bệnh viện K Trung ương), chị Nguyễn Thị Nguyệt (Văn Giang, Hưng Yên) vừa than thở, hai mẹ con chị đi ô tô lên Hà Nội, đến bệnh viện lúc đó mới chỉ có 6h30 sáng mà đã không còn ghế để ngồi, nhiều người đến xếp từ sớm nên mình lên đây đã quá muộn, đến bây giờ (11h trưa) vẫn chưa đến lượt chụp CT, chắc phải chiều tối mới khám xong.
Tại khu khám bệnh của bệnh viện K luôn trong tình trạng quá tải, người đứng người ngồi, một người đi khám bệnh lại có 2 - 3 người nhà đưa đi cùng càng khiến không khí thêm ngột ngạt. Nhân viên y tế và bệnh nhân muốn đi lại phải len chân nhau.
Tương tự, tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, khu nhà A dành cho các phòng khám 8h sáng bệnh nhân đã ngồi kẹt cứng. Khu nhà H. dành cho siêu âm, dù đã được bệnh viện cơi nới thêm xuống phần sân của bệnh viện nhưng vẫn không đủ chỗ cho bệnh nhân và người nhà ngồi.
Bên cạnh là Bệnh viện Việt Đức cũng trong cảnh người đông, ghế ít. Khu khám bệnh của Bệnh viện Việt Đức vào buổi sáng hàng ngày là lúc đông nhất. Vừa dựa vào hành lang bệnh viện ngủ được một lúc, bác Nga (Cẩm Giàng, Hải Dương) mệt mỏi cho biết, con trai bác bị tai nạn tháng trước, đã hồi phục khoảng 70 %. Hôm nay vợ chồng bác đưa con lên khám lại nhưng cũng chờ mòn mỏi từ sáng. Nhiều người ở trong đây ngột ngạt quá họ lại ra ngoài cổng ngồi.
Vào lúc giao mùa, thời tiết thường xuyên thay đổi, Bệnh viện Nhi Trung ương lại trở nên quá tải vì bệnh giao mùa tăng mạnh, tất cả các khu phòng tại khoa khám bệnh đều chật cứng người. Nhiều người còn đưa con ra hẳn ngoài sân bệnh viện vì bên trong đông quá.
Theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa khám bệnh của bệnh viện cho biết, vào thời điểm thời tiết thường xuyên thay đổi mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 2000 đến 2300 ca bệnh nhân, mọi phòng khám đều rơi vào tình trạng quá tải.
Èo ọt vì cơ sở chật
Trong khi đó, tại Hà Nội, có rất nhiều bệnh viện đa khoa tư nhân nhưng số lượng người đến khám bệnh vẫn còn khá hạn chế.
Bệnh viện Thể Thao Việt Nam luôn tự hào là một bệnh viện đầu ngành về thể thao và được đầu tư mức kinh phí lớn nhất Đông Nam Á. Mặc dù đã đi vào hoạt động được hơn ba năm và nằm trong khu đất vàng Mỹ Đình, Hà Nội nhưng lượng khách đến khám và điều trị tại bệnh viện này vẫn còn thưa thớt và cái tên bệnh viện còn khá mới mẻ với nhiều người dân.
Chị Hải (Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) đưa người nhà đến đây khám dây thần kinh, chị cho biết lần đầu tiên đến khám, không biết chất lượng thế nào. Khi đến đây thấy vắng vẻ không giống như một bệnh viện chị cũng băn khoăn về chất lượng.
Bệnh viện Đa Khoa Tràng An, nằm ở trung tâm của thành phố với một đội ngũ y bác sĩ cao cấp nhưng lượng khách đến khám khá khiêm tốn. Quang cảnh xung quanh các phòng khám bệnh rất dễ chịu, không có cảnh người đứng, người ngồi, khu điều trị mỗi bệnh nhân một giường, thậm chí có phòng 2,3 giường bệnh cũng chỉ có một bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân đến đây khám không rơi vào cảnh chờ đợi, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ được trả xét nghiệm máu, mô. Đối với các kết quả nội soi tai, mũi, họng, bác sĩ sẽ trả kết quả ngay lập tức.
Bệnh viện Đa khoa Trí Đức, có khu điều trị nội trú cho bệnh nhân nhưng hầu hết bệnh nhân đến đây cũng chỉ là khám vãng lai, khi phải điều trị họ lại xin hoặc chuyển vào các bệnh viện chuyên khoa khác.
Theo Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Ngô Xuân Sinh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tràng An, do điều kiện cơ sở vật chất còn chật chội, diện tích có hạn nên bệnh viện không đẩy mạnh điều trị nội trú. Bệnh nhân chỉ đến khám nếu phải nhập viện thì bệnh viện sẽ viết giấy giới thiệu chuyển sang Bệnh viện Xanh Pôn hoặc Bệnh viện Đống Đa để hỗ trợ.
Hiện tại, bệnh viện không có khoa nhiễm khuẩn nên không áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy… ngoài ra, bệnh viện cũng không có dịch vụ sản khoa mà chỉ thăm khám, siêu âm như các phòng khám tư khác, đối với Nhi khoa cũng tương tự. (Còn nữa)
Theo Phương Thúy
Khoa học Đời sống online