Con đường bà Kamala Harris làm nên lịch sử

(PLVN) - Vượt qua rào cản, sau một cuộc bầu cử nhiều kịch tính, Kamala Harris đã làm nên lịch sử khi được các cơ quan thông tấn lớn dự báo đắc cử trở thành phụ nữ đầu tiên, người gốc Phi đầu tiên và người gốc Á đầu tiên được bầu làm Phó tổng thống nước Mỹ.
Bà Kamala Harris.
Bà Kamala Harris.

"Khi mẹ tôi từ Ấn Độ đến đây, ở tuổi 19, có lẽ bà không tưởng tượng được khoảnh khắc này. Nhưng bà có một niềm tin sâu sắc rằng, ở Mỹ, đây là điều có thể xảy ra. Tôi đang nghĩ về bà và thế hệ những người phụ nữ, phụ nữ gốc Phi, gốc Á, phụ nữ da trắng, Latin, phụ nữ bản xứ Mỹ, những người trong suốt lịch sử đất nước chúng ta đã dọn đường cho khoảnh khắc này diễn ra vào tối nay. Mặc dù tôi là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí này nhưng tôi sẽ không phải là người cuối cùng" - Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris nói trong bài phát biểu chiến thắng.

Chiến thắng làm nên lịch sử của thượng nghị sĩ California cũng là chiến thắng đại diện cho hàng triệu phụ nữ - vốn vẫn thường bị bỏ qua trong nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Thành công của bà mở ra giai đoạn mới trong lịch sử hơn 200 năm qua của nước Mỹ.

"Việc tôi có mặt ở đây tối nay là minh chứng cho sự cống hiến của các thế hệ trước tôi", Harris nói trong bài phát biểu nhận chức Đại hội Đảng Dân chủ vào tháng 8/2020, đề cập đến những phụ nữ như Constance Baker Motley, Fannie Lou Hamer và Shirley Chisholm.

Vào tối ngày 7/11, trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách là phó tổng thống đắc cử, Harris cũng ghi nhận thời khắc lịch sử: “Mặc dù tôi có thể là người phụ nữ đầu tiên trong văn phòng này, nhưng tôi sẽ không phải là người cuối cùng”.

"Bởi vì mỗi cô gái nhỏ xem sự kiện này đêm nay đều thấy rằng, đây là một đất nước của những khả năng, và đối với trẻ em, không phân biệt giới tính, đất nước của chúng ta gửi đến các bạn một thông điệp rõ ràng: Ước mơ và hoài bão, với niềm tin dẫn dắt và bằng cách mà người khác không thấy, hãy biết rằng, chúng tôi sẽ hoan nghênh các em trên mỗi bước đường", bà nói.

Harris theo học Đại học Howard, một trường đại học có bề dày lịch sử ở Washington. Thời gian tại Howard, nơi bà gia nhập Alpha Kappa Alpha Socority (một Hội nữ sinh), đã định hình sâu sắc tầm nhìn chính trị của cô. 

"Bạn không cần phải bị giới hạn bởi suy nghĩ của bất kỳ ai khác về việc bạn là người da đen", bà nói với Đài CNN trên chương trình “State of the Union” hồi tháng 9 vừa rồi, "Bạn có thể là một sinh viên mỹ thuật và cũng có thể là lớp trưởng. Bạn có thể là nữ hoàng và là người đứng đầu câu lạc bộ khoa học. Bạn có thể là thành viên của một hội nữ sinh và muốn vào trường luật. Điều gì thì cũng khuyến khích bạn trở thành chính mình". 

Là phụ nữ da màu và gốc Á trong một đấu trường chính trị mà người da trắng áp đảo, bà Harris cho thấy sự tiên phong trong cuộc hành trình đến Nhà Trắng. Điều đó tạo cảm hứng và niềm tin cho những bé gái da màu như bà.

Kamala Harris sinh ra ở Oakland, California, vào năm 1964. Mẹ cô, Shyamala Gopalan Harris, một người nhập cư Ấn Độ, là một nhà nghiên cứu ung thư vú. Bà qua đời vì bệnh ung thư năm 2009. Cha của Harris – ông Donald - là giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Jamaica. Hai người ly hôn năm 1972. Tuy nhiên, trong quá trình vận động tranh cử, bà Harris thường nói về việc cha mẹ bà – những nhà hoạt động dân chủ - đã đẩy xe đẩy đưa bà trong các cuộc tuần hành.

Harris lớn lên ở Bay Area nhưng thường xuyên đến Ấn Độ để thăm họ hàng. Năm 12 tuổi, bà và em gái Maya theo mẹ chuyển đến Montréal – nơi mẹ bà giảng dạy tại Đại học McGill và nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Do Thái. Trong các câu chuyện sau này, Harris thường xuyên nói về sự gần gũi của bà với mẹ.

Sau khi tốt nghiệp đại học Howard vào năm 1986 và lấy bằng Đại học Luật Hastings của Đại học California vào năm 1989, một năm sau Harris thi đậu vào văn phòng công tố hạt Alameda với tư cách là trợ lý luật sư quận. Từ đó, bà bắt đầu con đường chính trị của mình.

Năm 2003, Harris giành chiến thắng trong cuộc đua đầu tiên cho vị trí luật sư quận San Francisco, trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên giữ chức vụ như vậy ở California. Năm 2010, bà trở thành phụ nữ da đen đầu tiên được bầu làm tổng chưởng lý California, và vào năm 2016, bà trở thành người phụ nữ Da đen thứ hai được bầu làm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.

Bà thường nói về cuộc sống vượt qua rào cản của mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống sơ bộ, rằng bà hiểu việc trở thành người đầu tiên yêu cầu cử tri "xem những gì có thể được giải quyết bằng những gì đã qua."

Tất nhiên, Harris có rất nhiều thứ nằm ngoài giới tính và chủng tộc. Sự hiện diện của bà mang lại rất nhiều điều – cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, những người nhìn thấy chính mình trong bà.

Việc Harris là phụ nữ đầu tiên, người da đen đầu tiên và người Nam Á đầu tiên được bầu là phó tổng thống vừa là sự khẳng định về sự xuất sắc của bà. Nó cũng gợi mở cánh cửa cho những phụ nữ và những cô gái như bà nỗ lực tiếp tục vươn lên trong đời.

Những hình ảnh về con đường làm nên lịch sử của bà Kamala Harris:

Harris và mẹ Shyamala, ảnh xuất hiện trên FB của Harris năm 2017.
 Harris và mẹ Shyamala, ảnh xuất hiện trên FB của Harris năm 2017.
Harris và em gái Maya, tạo dáng trong bức ảnh Giáng sinh năm 1968.
Harris và em gái Maya, tạo dáng trong bức ảnh Giáng sinh năm 1968. 
Harris cưỡi ngựa gỗ - bức ảnh xuất hiện trên truyền thông xã hội năm 2015. Tên của bà - Kamala, trong tiếng Phạn có nghĩa là Hoa sen.
Harris cưỡi ngựa gỗ - bức ảnh xuất hiện trên truyền thông xã hội năm 2015. Tên của bà - Kamala, trong tiếng Phạn có nghĩa là Hoa sen. 
Harris nhận bằng cử nhân ở trường Howard ở Washington, DC.

Harris nhận bằng cử nhân ở trường Howard ở Washington, DC.

Harris tốt nghiệp trường luật năm 1989 - ảnh chụp cùng mẹ and cô giáo tiểu học.
 Harris tốt nghiệp trường luật năm 1989 - ảnh chụp cùng mẹ and cô giáo tiểu học.
Harris và thị trưởng San Francisco Gavin Newsom (trái) trong buổi diễu hành kỉ niệm Martin Luther King Jr. tháng Giêng năm 2004. Harris là chưởng lý ở đó từ năm 2004-2011.

Harris và thị trưởng San Francisco Gavin Newsom (trái) trong buổi diễu hành kỉ niệm Martin Luther King Jr. tháng Giêng năm 2004. Harris là chưởng lý ở đó từ năm 2004-2011.

Harris trong một cuộc họp báo về vũ khí ở Sacramento, California, tháng 6/2011. Bà trở thành tổng chưởng lý ở California vào tháng Giêng năm 2011 tới năm 2017. Bà là người Mỹ gốc Phi đầu tiên, phụ nữ gốc Á đầu tiên làm tổng chưởng lý ở đó.
Harris trong một cuộc họp báo về vũ khí ở Sacramento, California, tháng 6/2011. Bà trở thành tổng chưởng lý ở California vào tháng Giêng năm 2011 tới năm 2017. Bà là người Mỹ gốc Phi đầu tiên, phụ nữ gốc Á đầu tiên làm tổng chưởng lý ở đó.
Harris phát biểu tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2012.
Harris phát biểu tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2012.
Harris nhận quà từ người người ủng hộ tháng Giêng năm 2015, sau khi bà công bố kế hoạch chạy đua vào Thượng viện.
Harris nhận quà từ người người ủng hộ tháng Giêng năm 2015, sau khi bà công bố kế hoạch chạy đua vào Thượng viện.
Harris - thành viên mới của Thượng viện, chào hỏi Phó Tổng thống Joe Biden, tháng Giêng năm 2017. Bà là người Mỹ gốc Ấn đầu tiên và là người Mỹ gốc Phi thứ hai trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ .
Harris - thành viên mới của Thượng viện, chào hỏi Phó Tổng thống Joe Biden, tháng Giêng năm 2017. Bà là người Mỹ gốc Ấn đầu tiên và là người Mỹ gốc Phi thứ hai trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ .
Harris và chồng dự một trận bóng rổ tháng 5/2018.
 Harris và chồng dự một trận bóng rổ tháng 5/2018.
Harris đọc cuốn sách của con “Siêu anh hùng khắp nơi” trong một buổi ký tặng sách ở Los Angeles tháng Giêng năm 2019. Bà có cuốn hồi ký “Sự thật ta có: Hành trình nước Mỹ”.

Harris đọc cuốn sách của con “Siêu anh hùng khắp nơi” trong một buổi ký tặng sách ở Los Angeles tháng Giêng năm 2019. Bà có cuốn hồi ký “Sự thật ta có: Hành trình nước Mỹ”.

Harris và Biden chào nhau ở một trường trung học Detroit tháng 3/2020.
 Harris và Biden chào nhau ở một trường trung học Detroit tháng 3/2020.
Biden gọi điện báo tin cho Harris bà được chọn tranh cử phó tổng thống.

Biden gọi điện báo tin cho Harris bà được chọn tranh cử phó tổng thống.

Đọc thêm