Chiều 15.11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cho rằng quy định công nhận chức danh GS, PGS hiện chỉ nghiêng về số lượng, ít chú ý đến chất lượng dẫn đến tình trạng nhiều nhà khoa học tài năng thế giới vẫn có thể không đáp ứng được.
GS Đào Trọng Thi cho biết: với hơn 300 trường đại học, số lượng sinh viên lên đến hàng triệu thì số lượng 9.000 GS, PGS trên cả nước là quá thiếu so với nhu cầu. Trong khi đó, ở những trường đại học nổi tiếng thế giới, tỷ lệ GS, PGS trong đội ngũ cán bộ giảng dạy lên đến 70%. Số phó giáo sư còn ít hơn giáo sư. Còn tiến sĩ là học vị thấp nhất để có thể làm giảng viên đại học.
Còn ở ta, tỷ lệ GS, PGS rất thấp, thậm chí giảng viên đại học chỉ có bằng cử nhân. Ngay cả giảng viên có bằng thạc sĩ trong trường đại học ở ta cũng còn ít.
GS Đào Trọng Thi: Sự khác biệt với các nước tiên tiến dẫn đến chất lượng GS, PGS của Việt Nam không cao về mặt khoa học.
Nhưng có một lượng không nhỏ GS, PGS lại đang làm công tác quản lý. Điều này có gây ra sự lãng phí không, thưa ông?
Cũng là lãng phí. Nhưng phải thấy một thực tế rằng nhiều GS, PGS ngoài khả năng giảng dạy, nghiên cứu còn có năng lực quản lý và nhu cầu công tác quản lý cần đến những người như họ.
Đương nhiên cũng phải xét hiện tượng khi đăng ký công nhận chức danh GS, PGS, họ đã không công tác ở đại học và các viện nghiên cứu mà chỉ thỉnh giảng. Theo như truyền thống các nước, những người có học vị, học hàm cao cần được khuyến khích tập trung vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy đại học.
Ông có nhận xét gì về số lượng GS, PGS so với thành tựu khoa học của đất nước?
Yêu cầu công nhận chức danh GS, PGS là không thấp. Nhưng sự khác biệt với các nước tiên tiến dẫn đến chất lượng GS, PGS của ta không cao về mặt khoa học chính nằm ở chỗ chúng ta chú trọng về số lượng chứ ít quan tâm đến chất lượng của những điều kiện, tiêu chuẩn ấy. Nếu áp dụng quy định như hiện nay thì nhiều nhà khoa học ở cả trên thế giới và Việt Nam mà tài năng và cống hiến của họ không thể nghi ngờ vẫn có thể bị loại khỏi vòng xét công nhận chức danh.
Đánh giá về chất lượng khó hơn nhiều, còn đánh giá về số lượng chỉ là thống kê. Phong chức danh ở tầm cao về hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo như vậy là công việc khó, không thể biến thành công việc dễ được.
Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội có can thiệp gì để góp phần nâng cao chất lượng GS, PGS và nền khoa học nước nhà nói chung?
Tôi cũng góp ý trực tiếp cho Phó Thủ tướng đang là Chủ tịch Hội đồng chức danh GS, PGS. Hy vọng những ý kiến đó sẽ được tiếp thu và sẽ được chỉnh sửa trong những văn bản sửa đổi tiếp theo.
Năm nay, Phó Giáo sư trẻ nhất cũng 32 tuổi và Giáo sư trẻ nhất đã trên 40 tuổi. Lứa tuổi này có già quá so với tuổi của những GS, PGS ở các nước phát triển, thưa ông?
Đúng là cao. Nguyên nhân là vì cường độ và kết quả nghiên cứu, giảng dạy chưa nhiều. Nhưng như tôi đã nói, các tiêu chuẩn phong GS, PGS nghiêng về số lượng. Mà đã số lượng là yêu cầu thời gian. Có những người rất giỏi, cống hiến nhiều nhưng họ chưa có nhiều thời gian để thực hiện những yêu cầu đó.
Thậm chí còn có tiêu chuẩn phải bao nhiêu năm giảng dạy mới được tham gia đăng ký xét phong chức danh, bao nhiêu năm là phó giáo sư mới được đăng ký phong học hàm giáo sư, có bao nhiêu năm có bằng tiến sỹ mới được đăng ký làm phó giáo sư. Những yêu cầu về thời gian tối thiểu như vậy làm cho lứa tuổi của những người được phong GS, PGS cao. Ở các nước tiêu chuẩn đơn giản hơn. Yêu cầu không cao về số lượng nhưng chất lượng yêu cầu lại rất cao. Ví dụ chỉ cần 1 bài công bố quốc tế, nhưng bài có giá trị.
Và điều quan trọng là hội đồng đánh giá có đủ trình độ để đánh giá chất lượng để phong các nhà khoa học rất trẻ làm GS, PGS. Điều này giúp những người tài có thể trưởng thành ở lứa tuổi rất trẻ.
GS Đào Trọng Thi cho biết: với hơn 300 trường đại học, số lượng sinh viên lên đến hàng triệu thì số lượng 9.000 GS, PGS trên cả nước là quá thiếu so với nhu cầu. Trong khi đó, ở những trường đại học nổi tiếng thế giới, tỷ lệ GS, PGS trong đội ngũ cán bộ giảng dạy lên đến 70%. Số phó giáo sư còn ít hơn giáo sư. Còn tiến sĩ là học vị thấp nhất để có thể làm giảng viên đại học.
Còn ở ta, tỷ lệ GS, PGS rất thấp, thậm chí giảng viên đại học chỉ có bằng cử nhân. Ngay cả giảng viên có bằng thạc sĩ trong trường đại học ở ta cũng còn ít.
GS Đào Trọng Thi: Sự khác biệt với các nước tiên tiến dẫn đến chất lượng GS, PGS của Việt Nam không cao về mặt khoa học.
Nhưng có một lượng không nhỏ GS, PGS lại đang làm công tác quản lý. Điều này có gây ra sự lãng phí không, thưa ông?
Cũng là lãng phí. Nhưng phải thấy một thực tế rằng nhiều GS, PGS ngoài khả năng giảng dạy, nghiên cứu còn có năng lực quản lý và nhu cầu công tác quản lý cần đến những người như họ.
Đương nhiên cũng phải xét hiện tượng khi đăng ký công nhận chức danh GS, PGS, họ đã không công tác ở đại học và các viện nghiên cứu mà chỉ thỉnh giảng. Theo như truyền thống các nước, những người có học vị, học hàm cao cần được khuyến khích tập trung vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy đại học.
|
GS Đào Trọng Thi: Sự khác biệt với các nước tiên tiến dẫn đến chất lượng GS, PGS của Việt Nam không cao về mặt khoa học |
Ông có nhận xét gì về số lượng GS, PGS so với thành tựu khoa học của đất nước?
Yêu cầu công nhận chức danh GS, PGS là không thấp. Nhưng sự khác biệt với các nước tiên tiến dẫn đến chất lượng GS, PGS của ta không cao về mặt khoa học chính nằm ở chỗ chúng ta chú trọng về số lượng chứ ít quan tâm đến chất lượng của những điều kiện, tiêu chuẩn ấy. Nếu áp dụng quy định như hiện nay thì nhiều nhà khoa học ở cả trên thế giới và Việt Nam mà tài năng và cống hiến của họ không thể nghi ngờ vẫn có thể bị loại khỏi vòng xét công nhận chức danh.
Đánh giá về chất lượng khó hơn nhiều, còn đánh giá về số lượng chỉ là thống kê. Phong chức danh ở tầm cao về hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo như vậy là công việc khó, không thể biến thành công việc dễ được.
Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội có can thiệp gì để góp phần nâng cao chất lượng GS, PGS và nền khoa học nước nhà nói chung?
Tôi cũng góp ý trực tiếp cho Phó Thủ tướng đang là Chủ tịch Hội đồng chức danh GS, PGS. Hy vọng những ý kiến đó sẽ được tiếp thu và sẽ được chỉnh sửa trong những văn bản sửa đổi tiếp theo.
Năm nay, Phó Giáo sư trẻ nhất cũng 32 tuổi và Giáo sư trẻ nhất đã trên 40 tuổi. Lứa tuổi này có già quá so với tuổi của những GS, PGS ở các nước phát triển, thưa ông?
Đúng là cao. Nguyên nhân là vì cường độ và kết quả nghiên cứu, giảng dạy chưa nhiều. Nhưng như tôi đã nói, các tiêu chuẩn phong GS, PGS nghiêng về số lượng. Mà đã số lượng là yêu cầu thời gian. Có những người rất giỏi, cống hiến nhiều nhưng họ chưa có nhiều thời gian để thực hiện những yêu cầu đó.
Thậm chí còn có tiêu chuẩn phải bao nhiêu năm giảng dạy mới được tham gia đăng ký xét phong chức danh, bao nhiêu năm là phó giáo sư mới được đăng ký phong học hàm giáo sư, có bao nhiêu năm có bằng tiến sỹ mới được đăng ký làm phó giáo sư. Những yêu cầu về thời gian tối thiểu như vậy làm cho lứa tuổi của những người được phong GS, PGS cao. Ở các nước tiêu chuẩn đơn giản hơn. Yêu cầu không cao về số lượng nhưng chất lượng yêu cầu lại rất cao. Ví dụ chỉ cần 1 bài công bố quốc tế, nhưng bài có giá trị.
Và điều quan trọng là hội đồng đánh giá có đủ trình độ để đánh giá chất lượng để phong các nhà khoa học rất trẻ làm GS, PGS. Điều này giúp những người tài có thể trưởng thành ở lứa tuổi rất trẻ.
Theo Hà Vỹ
Đất Việt
Đất Việt