Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
Được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân để loại trừ các yếu tố có hại, nguy hiểm trong lao động, sản xuất khi các biện pháp về kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh lao động không loại trừ hết. Việc cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2012 và Thông tư số 04/2014/TT-BLDTBXH ngày 12/2/2014 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
Bồi dưỡng bằng hiện vật: Điều kiện để được bồi dưỡng bằng hiện vật là đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm (việc xác định các yếu tố này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế).
Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Lao động 2012 và hướng dẫn tại Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Chế độ chăm sóc sức khỏe:
Được NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe định ít nhất 06 tháng/lần theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Lao động năm 2012 và khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
Chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Thời giờ làm việc: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 thời giờ làm việc không quá 06 giờ/ngày đối với lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động đặc biệt NNĐHNH.
Nghỉ hàng năm (phép năm): 14 ngày làm việc đối với người làm công việc NNĐHNH hoặc 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt NNĐHNH.
Chế độ về tiền lương: Theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động NNĐHNH phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt NNĐHNH phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Chế độ hưu trí: NLĐ làm công việc đặc biệt NNĐHNH; làm công việc NNĐHNH có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định (Điều 187 Bộ luật Lao động 2012).
Một số chế độ, quyền lợi khác:
Lao động nữ làm các công việc NNĐHNH khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương;
Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NHĐHNH;
Không được sử dụng NLĐ cao tuổi làm những công việc NNĐHNH có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ NLĐ cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ;
Không được sử dụng NLĐ khuyết tật làm những công việc NNĐHNH.