Điều này dư luận đã trông chờ từ lâu và không ít hoài nghi để khiến nó là sự thật bởi có những phát biểu như đinh đóng cột rằng các nhà thầu ngoại hội tụ đầy đủ các điều kiện kể cả tiềm lực, kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng.
Đã có những tiếng nói phản biện chừng mực và khoa học, phân tích kỹ càng các yếu tố. Một bài học nhãn tiền về nhà thầu ngoại đó là đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc xây dựng. Sự đội vốn khủng khiếp và cũng chậm tiến độ khủng khiếp đã khiến con đường này trở thành “biểu tượng” xấu xí, phản cảm trong con mắt người dân. Và không chỉ con đường này mà các công trình khác có dính tới nhà thầu Trung Quốc cũng vậy ở các lĩnh vực khác nhau như thủy điện, gang thép hay xi măng...
Theo đại diện Bộ GTVT, tính đến cuối tháng 7/2019, sau 2 tháng kể từ thời điểm phát hành Hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế, số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao.
Quyết định trên quan trọng hơn nữa là sự “mở đường” cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào xây dựng đất nước đồng thời với việc xây dựng thương hiệu của mình trở nên vững mạnh hơn. Qua đó phát triển năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Lòng yêu nước được thể hiện trên thực tế là chung tay, góp sức xây dựng con đường này một cách công khai, minh bạch, không “hoa hồng”, không “phần trăm” thì việc “rút ruột” cũng không còn, con đường vững chắc từ nền móng, khẳng định sự đúng đắn của một chủ trương từ Chính phủ.