Rót 3.000 tỷ để dứt cảnh trắng đêm xin học cho trẻ

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Thị Ngọc Bích cho hay, tình trạng thức trắng đêm xếp hàng", rồi nhảy tường xin học cho con phải ít nhất 5 năm nữa mới chấm dứt. Thủ đô đã có đề án hơn 3.000 tỉ đồng nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đến năm 2015.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Thị Ngọc Bích cho hay, tình trạng thức trắng đêm xếp hàng", rồi nhảy tường xin học cho con phải ít nhất 5 năm nữa mới chấm dứt. Thủ đô đã có đề án hơn 3.000 tỉ đồng nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đến năm 2015.Thưa bà, tại sao vài năm gần đây, hiện tượng cứ đến đầu đợt tuyển sinh của các trường mầm non, cảnh phụ huynh học sinh phải xếp hàng dài chầu trực cả đêm để đăng kí học cho con cứ mãi tái diễn?  Nguyên nhân thì có nhiều. Đầu tiên, đó là hậu quả hàng chục năm, sự quan tâm tới bậc giáo dục mầm non còn hạn chế. Gần đây, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sâu sắc hơn. Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu trong công tác này.
Bà Nguyễn Thị  Ngọc Bích: "Hi vọng  tới năm 2015 thực trạng trên sẽ cơ bản được giải  quyết"
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích: "Hi vọng tới năm 2015 thực trạng trên sẽ cơ bản được giải quyết"
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở chưa thể đáp ứng hết nhu cầu. Nếu ngày xưa, chúng ta phải vận động trẻ tới lớp để đạt chỉ tiêu nhất định thì nay phụ huynh đã có suy nghĩ khác, tiến bộ hơn. Chương trình giảng dạy cũng đã có nhiều đổi mới nên không phải vận động như trước. Thứ nữa là dân số cơ học ở Hà Nội tăng khá nhanh, dẫn tới số lượng trẻ ra trường ngày một tăng. Ví dụ năm học 2009 - 2010 tăng 17.000 cháu so với năm học 2008 - 2009. Năm học này, cũng tăng gần 20.000. Trường học cũng tăng. Năm ngoái, tăng 35 trường, trong đó, có 21 trường công lập, 14 trường tư thục. Thế nhưng vẫn không đáp ứng hết được số lượng trẻ. Một nguyên nhân nữa khiến số lượng trẻ bậc mầm non được nhận vào ít hơn là nghị quyết 05 của Chính phủ về xã hội hóa ngành học mầm non. Theo đó, 80% nhà trẻ và 70% trẻ sẽ học ngoài công lập. Nhưng Hà Nội lại làm ngược lại. Hiện nay, định mức hỗ trợ của thành phố cho các cháu học trường công lập là 2 triệu đồng mỗi cháu. Song, vì quan niệm người dân về “bao cấp” còn nặng nề nên phụ huynh chưa sẵn sàng được con ra các trường ngoài công lập. Cũng đơn giản, bởi các trường công lập học phí rẻ, cơ sở tốt, cô giáo tốt. Lại nữa, năm nay thực hiện đề án Chính phủ về phổ cập chuẩn mẫu giáo 5 tuổi. Với Hà Nội, tất cả trẻ 5 tuổi nếu có nhu cầu phải được đi học. Các trường công lập phải nhận nếu phụ huynh có nhu cầu nên số lượng tuyển sinh các cháu bậc mầm non có giảm hơn. Cũng phải nói thêm là hiện tượng xếp hàng chờ cả đêm của phụ huynh như ở Thanh Xuân (trường Mầm non Thanh Xuân Bắc) cũng chỉ là cục bộ thôi. Nhiều nơi không thiếu đâu. Tại sao không huy động tổ dân phố, phường, quận và sở để nắm chính xác được số lượng các cháu mới được sinh ra hoặc đến tuổi đi học theo từng khu vực và lập kế hoạch dự trù cho việc học tập và đáp ứng trường lớp cho các cháu? Có chứ. Việc này theo phân cấp quản lí các trường mầm non trực thuộc quận huyện. Họ trực tiếp chỉ đạo công tác tuyển chọn. Tháng 1 hàng năm tập hợp và lên danh sách các cháu. Tuy nhiên, số trẻ thì thế này nhưng số chỗ ngồi chỉ thế kia nên chỉ có thể giao chỉ tiêu bao nhiêu thôi. Và việc tuyển chọn các cháu vào học ở trường mầm non cũng lại là khó khăn. Nếu cấp cao hơn, có thể dựa vào kết quả năm học trước, hồ sơ học bạ. Bởi vậy, chỉ có thể ưu tiên trẻ 5 tuổi của địa bàn, những cháu gia đình chính sách, con hộ nghèo. Còn lại các cháu bình đẳng như nhau.
Tới năm 2015, phụ huynh thủ đô có còn  phải  trắng đêm xếp hàng xin học cho con? Ảnh: Văn Chung
Tới năm 2015, phụ huynh thủ đô có còn phải trắng đêm xếp hàng xin học cho con? Ảnh: Văn Chung
Vậy sẽ thực hiện như thế nào để đảm bảo sự bình đẳng đó? Cái này do chỉ đạo trực tiếp của quận, huyện. Có nơi rút thăm, có nơi để cho phụ huynh xếp hàng tự lập danh sách.Vậy thì tình trạng phụ huynh xếp hàng, chầu trực cả đêm kia chắc chắn vẫn sẽ xảy ra? Chắc chắn vẫn còn! Biện pháp căn cơ là các quận huyện dành nhiều quỹ đất xây thêm trường lớp cho các cháu. Bên cạnh đó, người dân cũng cần có sự thay đổi trong nhận thức. Để đáp ứng nhu cầu của mọi người dân cho con học ở các trường công lập là rất khó. Chúng tôi luôn khuyến khích mở trường tư để đáp ứng nhu cầu chất lượng cao cho phụ huynh lựa chọn. Thưa bà, mất bao lâu để giải quyết dứt điểm tình trạng trên? Đây là công việc cần có sự chung tay giải quyết của Nhà nước và nhân dân. Hà Nội đã có đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đến năm 2015 với kinh phí trên 3 ngàn tỉ đồng. Hi vọng tới thời điểm đó, thực trạng này sẽ cơ bản được giải quyết.Cảm ơn bà!
Đại biểu Hội đồng Nhân dân Chử Ngọc Tuất, quận Tây Hồ:  Qũy đất phải nhường cho giáo dục

Mô tả ảnh.
Thực trạng này đã xảy ra ở một vài năm gần đây, tại một số trường trên địa bàn của quận. Điều này cũng diễn ra hầu hết nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Mỗi năm, để chuẩn bị cho đợt tuyển sinh, thành phố đều chỉ đạo các quận, huyện điều tra cơ bản số cháu, rồi dựa trên số trường lớp để giao chỉ tiêu. Vì điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng nên gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều trường dù được nâng cấp, cải tạo vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi học quá lớn của trẻ.

Hiện nay, một mặt chúng ta muốn xã hội hóa bậc học này, nhưng mặt khác nghị quyết hàng năm của thành phố và quận huyện lại khuyến khích tăng tỉ lệ các cháu trong độ tuổi vào học mầm non. Từ đây gây mâu thuẫn giữa số trẻ tới trường và cơ sở vật chất có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Các cuộc họp cử tri đều có kiến nghị và chúng tôi đã chuyển tới thành phố. Nhưng rõ ràng, đây là công việc đòi hỏi phải có quá trình, làm từng bước, chứ không thể nhanh được.

Thành phố có thể thu hồi các diện tích đất công chưa sử dụng hay sử dụng không hiệu quả. Rồi các đơn vị, cơ sở sản xuất có thể di chuyển ra ngoại thành thì di chuyển, nhường lại quỹ đất cho trường lớp và các công trình xã hội khác. Rồi nữa là thành lập thêm các trường dân lập. Vấn đề là học phí tại các trường còn cao nên các bậc phụ huynh phải tính toán. Cái khó là ở chỗ đó.
Theo Văn Chung
VietNamNet

Đọc thêm