Tình trạng trồng rau muống tại những đầm, hồ, kênh mương bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, nó vẫn đang tái diễn ở nhiều địa phương thuộc khu vực nội, ngoại thành Hà Nội...
Rau trồng sát nghĩa trang
Nhiều năm nay, khu trồng rau của hàng chục hộ dân thuộc thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình (Từ Liêm) bị vây kín bởi những dãy nhà cao tầng, khu dân cư đông đúc. Nơi đây nhanh chóng biến thành khu xả rác, nước thải sinh hoạt khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Mặc dù vậy, người dân vẫn tận dụng trồng rau muống do loại rau này dễ thích ứng, phát triển tốt. Ai từng trông thấy khu trồng rau muống ngay sát nghĩa trang của thôn Phú Mỹ đều không khỏi rùng mình.
Một người dân sống gần nghĩa trang cho hay, khu vực này trước đây khá rộng, được người dân sử dụng trồng nhiều loại rau nhưng khi diện tích bị thu hẹp thì nước khó thoát, ứ đọng. ở vùng trũng, người dân đóng thành bè, ngăn cách bằng những rạch nhỏ; khu vực cao hơn, họ canh tác và dùng nguồn nước tưới tại chỗ. Hàng ngày, lượng rau muống thu hái từ đây được cung ứng cho khắp các chợ thuộc địa bàn Cầu Giấy, Từ Liêm.
Rau trồng sát nghĩa trang
Nhiều năm nay, khu trồng rau của hàng chục hộ dân thuộc thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình (Từ Liêm) bị vây kín bởi những dãy nhà cao tầng, khu dân cư đông đúc. Nơi đây nhanh chóng biến thành khu xả rác, nước thải sinh hoạt khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Mặc dù vậy, người dân vẫn tận dụng trồng rau muống do loại rau này dễ thích ứng, phát triển tốt. Ai từng trông thấy khu trồng rau muống ngay sát nghĩa trang của thôn Phú Mỹ đều không khỏi rùng mình.
Một người dân sống gần nghĩa trang cho hay, khu vực này trước đây khá rộng, được người dân sử dụng trồng nhiều loại rau nhưng khi diện tích bị thu hẹp thì nước khó thoát, ứ đọng. ở vùng trũng, người dân đóng thành bè, ngăn cách bằng những rạch nhỏ; khu vực cao hơn, họ canh tác và dùng nguồn nước tưới tại chỗ. Hàng ngày, lượng rau muống thu hái từ đây được cung ứng cho khắp các chợ thuộc địa bàn Cầu Giấy, Từ Liêm.
Chị Nguyễn Thị Hải, người trồng rau muống ở thôn Phú Mỹ cho biết: “Ngày nào tôi cũng dậy sớm hái rau, những hôm thương lái đặt hàng số lượng lớn thì hái từ chiều tối hôm trước. Thú thực trồng rau ở vùng ô nhiễm cũng ngại nhưng vì không còn đường mưu sinh nên tôi buộc phải làm”. Không riêng thôn Phú Mỹ, một số khu vực đất trũng thuộc hai xã Mỹ Đình, Mễ Trì của huyện Từ Liêm cũng phủ đầy rau muống. Theo quan sát của chúng tôi, ruộng rau tại những nơi đây đều xanh mướt. Trên thực tế, việc thả rau muống trên các hồ nước bị ô nhiễm không tốn công chăm sóc và phân bón. Điều này được hàng chục hộ dân sống gần hồ Hào Nam (phường ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) tận dụng triệt để. Tại đây, dù nước hồ Hào Nam đã ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh nhưng vẫn có hàng chục đám rau muống được người dân thả bè. Kinh hoàng nhất có lẽ là đám rau muống cạnh bãi rửa xe Bảo Trung. Mỗi ngày, cửa hàng Bảo Trung rửa tới hàng trăm ô tô, xe máy nên lượng dầu máy thải rất lớn, mặt nước nổi váng. Thêm vào đó, nước thải và rác sinh hoạt... của hàng trăm hộ dân quanh hồ khiến nguồn nước luôn bốc mùi hôi thối. Vậy mà, trên hồ Hào Nam, rau muống vẫn xanh um tùm. Thả bè trên sông ô nhiễm Tại nhiều nơi thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội, việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm để trồng rau muống cũng rất phổ biến. Tại ngã ba sông Tô Lịch và sông Nhuệ thuộc địa phận xã Hiệp Hoà (Thanh Trì), rau muống thả thành từng mảng nối nhau, xanh um trên dòng sông đen kịt. Các hộ dân ở đây dùng những cây tre buộc lại với nhau thành ô vuông để trồng rau. Tiếp đó, họ thả gốc rau muống xuống sông, sau hơn một tháng sẽ được thu hoạch mà không cần tưới phân hay mất công chăm sóc. Được biết, toàn xã Hiệp Hòa hiện có gần 50 hộ dân trồng rau muống. Do lợi nhuận thu được khá cao nên người dân vẫn bám trụ với nghề mặc dù chính họ cũng không dám ăn những cọng rau do mình vừa thu hoạch. Sông Nhuệ hiện đang hứng chịu lượng nước thải từ 8 khu và cụm công nghiệp với 157 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động; 266 cơ sở ngoài khu công nghiệp và cụm công nghiệp, 358 làng nghề và các đô thị, khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, cơ sở y tế... Không chỉ ở Hiệp Hoà, sông Nhuệ đoạn qua địa phận hai xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa (Thanh Trì) cũng được người dân tận dụng trồng rau. Tình trạng trồng rau muống trên mặt nước ô nhiễm đã diễn ra từ lâu và ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng, vì khuất mắt trông coi nên vẫn mua. Đến nay vẫn chưa có thông tin gì về tác hại của việc ăn rau muống trồng bằng nguồn nước ô nhiễm nhưng chắc chắn sẽ không thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không biết đến bao giờ, người tiêu dùng mới hết nỗi lo mua phải rau bẩn?
Theo Kinh Tế Nông Thôn