Các thí sinh tra tấn nhau bằng điện trong chương trình “Trò chơi thần chết” trên truyền hình của Pháp.
Trong một chương trình trò chơi của Pháp, những người chơi sẽ được đưa cho các dụng cụ để tra tấn bạn chơi bằng điện giật. Họ dí liên tục dụng cụ này vào một người cho đến khi anh này bắt đầu khóc và van xin được tha và rồi dường như anh ta lăn ra chết. Đây là nội dung trong một chương trình đang gây tranh luận tại Pháp.
Người chơi đau đớn vì bị dí điện. |
Như bất cứ một chương trình giải trí truyền hình nào, “Trò chơi của Thần chết“ (Le jeu de la mort) có khán giả xem trực tiếp, người dẫn chương trình quyến rũ, và danh sách rất nhiều những câu hỏi cho các thí sinh.
Tuy nhiên, không giống như những chương trình trò chơi thông thường khác và hình phạt cho câu trả lời sai là dòng điện 450V sẽ được dí vào người.
Khẩu hiệu “hình phạt” được hô lên từ những khán giả trong trường quay, các thí sinh thì dí điện vào những nạn nhân đang gào rú trong sự thống khổ quằn quại và thậm chí có biểu hiện của sự tử vong.
Mục đích của sự trải nghiệm này được phát trên kênh France 2 TV vào các buổi tối thứ 4 hàng tuần để cho mọi người thấy sức mạnh khủng khiếp của truyền hình có thể đẩy mọi người vượt xa qua giới hạn như thế nào.
Một đội ngũ các nhà tâm lý học sẽ tuyển khoảng 80 tình nguyện viên, nói với họ rằng họ sẽ tham gia vào một chương trình thử nghiệm trên truyền hình.
Họ được chỉ dẫn để đưa ra các câu hỏi cho những “người chơi” khác, và phạt anh ta với dòng điện 450V dí vào người khi anh ta trả lời sai.
Người chơi được đưa lên ghế điện bởi người đẹp. |
Không biết rằng nạn nhân đang la hét kia có phải là diễn viên không, nhưng dường như các thí sinh rất miễn cưỡng chịu thua với những mệnh lệnh của những người có mặt và khán giả, những người cũng tin rằng trò chơi này là thật.
80 thí sinh đồng ý tham gia chương trình trò chơi, chỉ có 16 người từ chối tuân theo những mệnh lệnh để gây lên sự đau đớn.
Các nhà tâm lý nói rằng sự tuân lệnh mù quáng này được nhìn thấy trong chương trình giống như những gì được nhìn thấy ở các binh sĩ Đức để đạt tới sự tàn bạo như ở trại Nazi chết chóc của phát xít Đức.
Sự trải nghiệm này được mô phỏng trên một nghiên cứu nổi tiếng được chỉ đạo tại Đại học Yale vào năm 1960, được dùng như một phương pháp tương tự để kiểm chứng xem những người công dân biết tuân lệnh có thể đi đến đâu khi họ tham gia vào sự tàn sát tập thể.
Jacquens Semelin, một nhà tâm lý học, người tham gia vào chương trình này nói rằng các thí sinh bị bắt buộc phải ký mọt hợp đồng để họ sẵn sàng tuân lệnh mọi sự chỉ dẫn của những người có mặt tại trường quay.
“Họ tuân lệnh, nhưng hơn cả chỉ tuân lệnh không thôi, bởi cũng có những áp lực từ phía khán giả và máy quay thì ở khắp nơi”.
Một thí sinh nói rằng sau khi thu hình thì việc tham gia đã giúp cô hiểu tại sao ông bà người Do Thái của mình đã bị tra tấn bởi Nazis.
Cô nói: “Từ khi tôi còn là một cô bé con, tôi luôn hỏi bản thân rằng tại sao Nazis lại làm điều này và sao họ lại có thể tuân lệnh như thế? Và sau khi tôi ở đó, tôi hoàn toàn tuân lệnh họ”.
Theo