Rượu rắn làm mất khả năng sinh sản

Nhiều người mách nhau ngâm từ 3 - 5 con rắn trong rượu không chỉ chữa xương khớp hiệu quả mà còn có thể nâng cao "sinh lý".

Nhiều người mách nhau ngâm từ 3 - 5 con rắn trong rượu không chỉ chữa xương khớp hiệu quả mà còn có thể nâng cao "sinh lý". Theo các chuyên gia, việc uống rượu rắn toàn tính không có khả năng chữa bệnh nam giới, thậm chí còn gây mất khả năng sinh sản, nhiễm độc dẫn tới tử vong.  

Rượu rắn chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau

Lương y Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho biết, ông đã từng gặp một bệnh nhân do uống rượu ngũ xà - rượu được ngâm bằng 5 con rắn đã bị nhiễm độc, tế bào da bị phân hủy, mốc, rộp như da rắn.

Theo ông Quảng, trong Đông y vẫn dùng rắn phối hợp với một số vị thuốc để điều trị. Mỗi loại rắn, mỗi bộ phận của rắn lại có một tác dụng khác nhau đối với từng loại bệnh.

Đối với bệnh đau xương khớp, người ta thường ngâm toàn tính (ngâm cả con) hoặc phối hợp với một vài vị thuốc. Công năng của rượu rắn là trừ phong tê thấp. Rượu rắn chủ yếu dùng để chữa chứng đau nhức xương cơ khớp (thấp khớp), bán thân bất toại, đổ mồ hôi chân tay.

Trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn
Trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn

Còn được dùng cho người có tuổi sức yếu lao động nhiều, gặp thời tiết thay đổi thì thấy đau mỏi cơ xương khớp. Tuy nhiên, rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chứ không điều trị triệt để được bệnh. Đối với những người tạng nhiệt (trong người thường cảm thấy nóng) không nên dùng.

Trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn

Lương y Vũ Quốc Trung, Giám  đốc Trung tâm Y dược cổ truyền Sơn Hà cho hay, theo Y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc.

Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Để ngâm rượu rắn, người ta thường dùng 3 loại rắn (tam xà) hoặc 5 loại rắn (ngũ xà).

Trong các tài liệu không nói tới tác dụng "bổ thận tráng dương", giúp tăng cường sinh lý của rượu rắn. Những người còn trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn, nếu lạm dụng rượu rắn có khi làm cho "cái ấy" yếu đi, thậm chí không còn khả năng sinh con nữa.

Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng rượu rắn. Đặc biệt, những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ.

Nếu ngâm rắn toàn tính thì phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn (phần sát với cổ) vẫn còn nguyên. Nọc rắn nếu uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng rất độc và có thể dẫn tới tử vong, nhưng khi ngâm rượu nó tự dung hòa với các chất khác trong cơ thể rắn và trong rượu để lượng độc tố giảm bớt hoặc không gây nguy hiểm cho những người sức khoẻ bình thường.

Tuy nhiên, người thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này, làm cho thận nhanh suy yếu hơn, đồng thời chạy vào tim và có thể làm tim ngừng đập nhanh chóng.

[links()]

Theo Bee.net.vn

Đọc thêm