Rút thời gian học để giảm “thặng nữ”

Hiệu trưởng Trường đại học Trùng Khánh và cũng là đại biểu Quốc hội Trung Quốc Lý Hiểu Hồng mới đây đã đưa ra đề nghị rút ngắn thời gian học phổ thông vì theo chế độ học hiện nay, nữ sinh học xong tiến sĩ đã bước vào tuổi 30, đến 55 tuổi về hưu, tức chỉ cống hiến cho xã hội được 25 năm, ít hơn thời gian đi học.

Hiệu trưởng Trường đại học Trùng Khánh và cũng là đại biểu Quốc hội Trung Quốc Lý Hiểu Hồng mới đây đã đưa ra đề nghị rút ngắn thời gian học phổ thông vì theo chế độ học hiện nay, nữ sinh học xong tiến sĩ đã bước vào tuổi 30, đến 55 tuổi về hưu, tức chỉ cống hiến cho xã hội được 25 năm, ít hơn thời gian đi học.

Theo ông, nội dung lớp 1 đều đã được học ở bậc mẫu giáo, lớp 12 chủ yếu dùng để chuẩn bị thi đại học, vì vậy nên rút ngắn chế độ phổ thông còn 10 năm (năm năm tiểu học, năm năm phổ thông). Thời gian học đại học kéo dài thành 4-5 năm, trong đó có một năm thực tập.

Vì thời gian đi học quá dài cũng là nguyên nhân khiến họ ít có cơ hội giao tiếp, tìm bạn. Ảnh: baidu.com

Ý kiến của ông được không ít phụ nữ đồng tình, xem đó là một trong những cách giảm thiểu “thặng nữ” (tức phụ nữ độc thân trình độ cao) vì thời gian đi học quá dài cũng là nguyên nhân khiến họ ít có cơ hội giao tiếp, tìm bạn.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc học thạc sĩ, tiến sĩ vẫn chưa phổ biến nên việc rút ngắn thời gian phổ thông có thể khiến nhiều học sinh chưa đủ trưởng thành về tâm lý, trí tuệ phải bước vào xã hội sớm. Họ đề nghị nên bỏ chế độ về hưu đối với người có trình độ văn hóa cao.

Theo Trùng Khánh Buổi Tối

Đọc thêm