|
Bắt đầu viết từ 10/2009 và kết thúc tháng 4/2010, cuốn sách là một thử thách đối với tác giả trẻ Nguyễn Vĩnh Nguyên, một người viết đang dấn bước vào những thể nghiệm truyện ngắn (qua các tập Năm mười mười lăm hai mươi, Khu vườn lưu lạc, Động vật trong thành phố và sắp tới là cuốn Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông).
Không nằm ngoài ý hướng thể nghiệm, Đi tìm hoang dã mở ra một lối viết khác, sử dụng nhiều thủ pháp: cắt gián tư liệu, kết nối văn bản, sơ đồ tra cứu, nhất là có gần 30 trang tác giả làm giàu chi tiết bằng cách viết kịch bản tranh tương tác với họa sĩ để cuốn sách có phần tranh khá chăm chút, hình ảnh sinh động… Phần tranh trong cuốn sách không dừng lại ở minh họa mà tham gia trực tiếp vào nội dung và diễn tiến tác phẩm.
Đi tìm hoang dã là một tác phẩm để người lớn và thiếu nhi có thể đọc chung, một khi những đứa trẻ cần sách để được lớn khôn và những người lớn cũng cần sách để nuôi dưỡng tinh thần thơ trẻ.
Toàn bộ cuốn truyện này là lời kể của một con bê về hành trình vượt lên bầy đàn, từ bỏ những ông chủ tàn bạo, vô tâm để đi tìm hoang dã cùng với “anh trai” nó - một con bò đực nghễnh ngãng và ưa đặt ra những câu hỏi, suy tư khác thường.
Nguyên do việc quyết định đi tìm hoang dã của hai anh em nhà bò chính là chúng nhìn thấy được sự bi đát của thân phận những con bò bị thuần hóa, phải cày ruộng, phải kéo xe thồ hàng, phải chịu những trận đòn vô tội vạ của chủ trút xuống và nhất là khi già yếu, phải vào lò mổ, biến thành miếng thịt trên bàn ăn...
Mặc dù đang được tôn vinh như một “họa sĩ thiên tài vẽ bằng đuôi”, nhưng con bò có tên Bò Văn Đốm trong truyện này nhận thấy nó đang đứng ở đâu, là ai, những hào quang kia thực chất chỉ là sự ăn may, xuất phát từ những “trò chơi” đầy phức tạp của con người “bày biện” ra. Con đường duy nhất thoát ra khỏi việc bị loài người tôn vinh như một thiên tài hão huyền, thoát khỏi thân phận loài bò ngớ ngẩn, đó là: trốn chạy khỏi những ông- chủ vô tâm, khỏi bầy đàn cam chịu để kiếm tìm một thế giới hoang dã mà mỗi loài vật có quyền tự quyết định đời sống của mình.
Hành trình tưởng chừng nhiều thử thách và chướng ngại nhưng hóa ra, ở đây, chướng ngại duy nhất mà hai con bò phải vượt qua chính là sự hèn nhát, tính yên phận phục tùng của giống loài bị thuần hóa đã “lập trình” trong bản thân chúng, thử thách duy nhất là đối diện câu hỏi: khát vọng tự do đã đủ lớn để biến thành hành động tự giải thoát?
Thử thách đáng kể nhất mà chúng vượt qua trên chặng đường dài đó là… nỗi nhớ chuồng, thói quen bầy đàn và cuộc chiến lớn nhất phải trải qua chính là chiến đấu chống lại một… bầy cua hung dữ.
Với trẻ con, đây là một tác phẩm đủ sức thuyết phục bởi sự đơn giản, sáng sủa lí thú dễ tiếp nhận như những bài học về sự tự biết mình, tinh thần tự do, tôn trọng muôn loài và yêu môi trường thiên nhiên. Với người lớn, những tình huống và tính cách nhân vật trong cuốn sách đủ sức gợi mở những phiếm chỉ, ẩn dụ sâu sắc…
Hoạt náo, hài hước, triết lí, biếm nhại và ngụ ý,… cuốn sách tạo ra cho văn học thiếu nhi một tư duy giọng điệu, hình thức riêng; đáp ứng mong muốn đọc giải trí và ngẫm ngợi.
Không nằm ngoài ý hướng thể nghiệm, Đi tìm hoang dã mở ra một lối viết khác, sử dụng nhiều thủ pháp: cắt gián tư liệu, kết nối văn bản, sơ đồ tra cứu, nhất là có gần 30 trang tác giả làm giàu chi tiết bằng cách viết kịch bản tranh tương tác với họa sĩ để cuốn sách có phần tranh khá chăm chút, hình ảnh sinh động… Phần tranh trong cuốn sách không dừng lại ở minh họa mà tham gia trực tiếp vào nội dung và diễn tiến tác phẩm.
Đi tìm hoang dã là một tác phẩm để người lớn và thiếu nhi có thể đọc chung, một khi những đứa trẻ cần sách để được lớn khôn và những người lớn cũng cần sách để nuôi dưỡng tinh thần thơ trẻ.
Toàn bộ cuốn truyện này là lời kể của một con bê về hành trình vượt lên bầy đàn, từ bỏ những ông chủ tàn bạo, vô tâm để đi tìm hoang dã cùng với “anh trai” nó - một con bò đực nghễnh ngãng và ưa đặt ra những câu hỏi, suy tư khác thường.
Nguyên do việc quyết định đi tìm hoang dã của hai anh em nhà bò chính là chúng nhìn thấy được sự bi đát của thân phận những con bò bị thuần hóa, phải cày ruộng, phải kéo xe thồ hàng, phải chịu những trận đòn vô tội vạ của chủ trút xuống và nhất là khi già yếu, phải vào lò mổ, biến thành miếng thịt trên bàn ăn...
Mặc dù đang được tôn vinh như một “họa sĩ thiên tài vẽ bằng đuôi”, nhưng con bò có tên Bò Văn Đốm trong truyện này nhận thấy nó đang đứng ở đâu, là ai, những hào quang kia thực chất chỉ là sự ăn may, xuất phát từ những “trò chơi” đầy phức tạp của con người “bày biện” ra. Con đường duy nhất thoát ra khỏi việc bị loài người tôn vinh như một thiên tài hão huyền, thoát khỏi thân phận loài bò ngớ ngẩn, đó là: trốn chạy khỏi những ông- chủ vô tâm, khỏi bầy đàn cam chịu để kiếm tìm một thế giới hoang dã mà mỗi loài vật có quyền tự quyết định đời sống của mình.
Hành trình tưởng chừng nhiều thử thách và chướng ngại nhưng hóa ra, ở đây, chướng ngại duy nhất mà hai con bò phải vượt qua chính là sự hèn nhát, tính yên phận phục tùng của giống loài bị thuần hóa đã “lập trình” trong bản thân chúng, thử thách duy nhất là đối diện câu hỏi: khát vọng tự do đã đủ lớn để biến thành hành động tự giải thoát?
Thử thách đáng kể nhất mà chúng vượt qua trên chặng đường dài đó là… nỗi nhớ chuồng, thói quen bầy đàn và cuộc chiến lớn nhất phải trải qua chính là chiến đấu chống lại một… bầy cua hung dữ.
Với trẻ con, đây là một tác phẩm đủ sức thuyết phục bởi sự đơn giản, sáng sủa lí thú dễ tiếp nhận như những bài học về sự tự biết mình, tinh thần tự do, tôn trọng muôn loài và yêu môi trường thiên nhiên. Với người lớn, những tình huống và tính cách nhân vật trong cuốn sách đủ sức gợi mở những phiếm chỉ, ẩn dụ sâu sắc…
Hoạt náo, hài hước, triết lí, biếm nhại và ngụ ý,… cuốn sách tạo ra cho văn học thiếu nhi một tư duy giọng điệu, hình thức riêng; đáp ứng mong muốn đọc giải trí và ngẫm ngợi.
(Theo hanoimoi)