Sai sót trong đáp án môn Hoá cao đẳng?

Đáp án môn Hoá kỳ thi cao đẳng 2010 do Bộ GD-ĐT công bố có một câu khác với gợi ý giải đề của nhiều giáo viên chuyên môn trước đó.  Thầy Lê Phạm Thành, giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét để đảm bảo tính công bằng cho các thí sinh.

Đáp án môn Hoá kỳ thi cao đẳng 2010 do Bộ GD-ĐT công bố có một câu khác với gợi ý giải đề của nhiều giáo viên chuyên môn trước đó.  Thầy Lê Phạm Thành, giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét để đảm bảo tính công bằng cho các thí sinh.

Lời toà soạn: Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án chính thức kỳ thi cao đẳng 2010, nhiều thí sinh băn khoăn về việc đáp án có một câu sai khác so với gợi ý giải đề của nhiều giáo viên chuyên môn uy tín. Và đáp án đối chiếu cũng sai khác so với kiến thức đã trình bày trong sách giáo khoa.

Cụ thể, theo Đáp án của bộ GD-ĐT, câu 52 (mã đề 516) là B.4, trong khi gợi ý giải đề của nhiều giáo viên như thầy Trương Công Luận, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM, thầy Phạm Trần Nguyên, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, TP.HCM và thầy Nguyễn Đình Độ, Trung tâm Luyện thi đại học Vĩnh Viễn, TP.HCM đều có cùng lựa chọn D.3.

Nhận thấy, dù chỉ là một câu hỏi nhỏ (chiếm 0,25 điểm) nhưng là đáp án trong kỳ thi quốc gia quan trọng, Chúng tôi đăng tải bài viết của thầy Lê Phạm Thành, một giáo viên dạy Hoá và mong nhận được sự phản hồi của Bộ GD-ĐT.

Trong đề tuyển sinh Cao Đẳng – môn Hoá Học (2010) có một câu hỏi như sau:

Câu 52 (Mã 516): Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là

 A.2                              B.4                             C.5                               D.3

Đáp án do Bộ GD-ĐT công bố là B.4.  Có thể hiểu rằng, đáp án đó bao gồm 4 amin bậc I chứa vòng benzen sau:

hoahoc.JPG

Tuy nhiên, điều thắc mắc lớn nhất của các em học sinh, cũng như của một số giáo viên Hoá Học là: “benzylamin có phải amin thơm không?”.

Lật giở lại vấn đề này, chúng ta thấy SGK Hoá Học 12 (cả ban cơ bản và ban nâng cao) đều không đề cập một cách rõ ràng thế nào là amin thơm! Cụ thể là:

Theo Sách giáo khoa Hoá học 12 nâng cao (NXB Giáo Dục Việt Nam – 1/2010, Trang 56)

2. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon:

Amin thơm (thí dụ: anilin C6H5NH2), amin béo (thí dụ: etylamin C2H5NH2), amin dị vòng (thí dụ: piroliđin).

b) Theo bậc của amin:

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các amin được phân loại thành: amin bậc một, bậc hai, bậc ba.  Thí dụ:

CH3CH2CH2NH2  CH3CH2NHCH3  (CH3)3N
Admin bậc 1 Admin bậc 2 Admin bậc 3
Theo Sách giáo khoa Hoá học 12 (NXB Giáo Dục – 3/2009, Trang 40)

I. Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm, phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo gốc hiđrocacbon, ta có : amin béo như CH3NH2, C2H5NH2..., amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2...

b) Theo bậc của amin (tức là theo số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon), ta có : amin bậc một như C2H5NH2, amin bậc hai như CH3-NH-CH3, amin bậc ba như (CH3)3N.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nếu chỉ căn cứ vào SGK thì khó có thể nói benzylamin là amin thơm hay không!

Ngay khi giải đề này trên trang Thư viện trực tuyển Violet, tôi đã cho rằng "đề bài không rõ ràng" và "gây khó hiểu cho học sinh"!

Phải công nhận rằng đề CĐ-2010 ra khá hay và hợp lý về cấu trúc, có thể nói là đề hay nhất trong cả 3 đề tuyển sinh năm 2010. Nhưng rất đáng tiếc, trong câu hỏi trên (Câu 52 – Mã 516) có vẻ như những người ra đề đã không lường trước được hết mọi vấn đề?

Thứ nhất: Có vẻ như những người ra đề không đọc kĩ SGK?

Thứ hai: Những người ra đề đưa ra một vấn đề không rõ ràng, và có vẻ chủ yếu theo ý kiến chủ quan của bản thân! Vì:

+ SGK (cả ban cơ bản và ban nâng cao) đều tránh không đề cập về vấn đề này (không nói rõ ràng).

+ Các sách tham khảo và chuyên khảo dường như đều né tránh việc phân loại này. Điều này một phần cũng do sự bất cập trong cách phân loại hợp chất hữu cơ hiện nay của Việt Nam.

Thứ ba: Đáp án của Bộ GD và ĐT đã công bố là không đúng?

Vì có những nguồn tài liệu lại cho rằng "amin thơm có nguyên tử Nitơ gắn với vòng thơm như anilin"? Nếu như khái niệm này là đúng thì “benzylamin có phải amin thơm không?”

Nhìn chung, đây là một câu hỏi không rõ ràng, còn có những cách hiểu khác nhau.

Kính đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét một cách nghiêm túc để đảm bảo tính công bằng cho các thí sinh!

Theo VnMedia

Đọc thêm