Trước đó, tại khu vực bờ kè nằm trong Dự án bờ kè chống sạt lở trên sông Ô Môn (phường Thới An, quận Ô Môn) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng có chiều dài khoảng 54m, ăn sâu vào đất liền 12m làm một số nhà dân bị ảnh hưởng, hư hỏng đường giao thông.
Còn tại Hậu Giang, mấy ngày qua, ven tuyến đầu sông Cái Côn, thuộc địa bàn ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành xảy ra vụ sạt lở đất dài khoảng 28m, ăn sâu vào đất liền khoảng 7m khiến 5 nhà dân đã bị nhấn chìm xuống sông. Theo chính quyền địa phương, hiện vẫn còn khoảng 200 hộ dân trong khu vực đang bị sạt lở đe dọa. Trước đó khoảng 5 tháng một vụ sạt lở nghiêm trọng cũng xảy ra tại khu vực ven sông Cái Côn với chiều dài khoảng 30m, ăn sâu vào đất liền hơn 13m.
Tuyến đê biển Tây thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cũng đã xuất hiện 2 điểm sạt lở nghiêm trọng tại khu vực bờ bắc và bờ nam vàm Kinh Mới (xã Khánh Bình Tây và xã Khánh Hải) và tại khu vực bờ bắc và bờ nam Vàm Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây) với tổng chiều dài khoảng 3,6 km. Ngành chức năng địa phương đang huy động lực lượng khẩn trương khắc phục sự cố.
Theo dự báo, vào mùa mưa, bão năm 2018, tình hình xói lở đất tại khu vực ĐBSCL còn diễn biến khá phức tạp và có xu hướng gia tăng.