Sau lũ, hầu hết các ngôi chợ trong tỉnh Quảng Bình vẫn chưa hoạt động trở lại. Hàng hóa trở nên khan hiếm, khiến giá cả tăng cao.
Tại chợ Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, một trong những ngôi chợ lớn nhất tỉnh Quảng Bình cho đến nay vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại. Cơn lũ đã nhấn chìm 3/4 lượng hàng hóa trong chợ, nhiều tiểu thương tổn thất hàng trăm triệu đồng.
Mưa lũ đã rút mấy ngày nhưng chợ Ba Đồn vẫn vắng. Theo giải thích của tiểu thương ở đây, là do thiệt hại nặng trong lũ nên nhiều tiểu thương chưa xoay ra vốn để mua hàng buôn bán trở lại. Và hầu hết người dân trên địa bàn gần như trắng tay, không còn tiền để đến chợ mua bán như bình thường, họ đang sống nhờ vào những chuyến hàng cứu trợ.
Tại chợ Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, một trong những ngôi chợ lớn nhất tỉnh Quảng Bình cho đến nay vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại. Cơn lũ đã nhấn chìm 3/4 lượng hàng hóa trong chợ, nhiều tiểu thương tổn thất hàng trăm triệu đồng.
Mưa lũ đã rút mấy ngày nhưng chợ Ba Đồn vẫn vắng. Theo giải thích của tiểu thương ở đây, là do thiệt hại nặng trong lũ nên nhiều tiểu thương chưa xoay ra vốn để mua hàng buôn bán trở lại. Và hầu hết người dân trên địa bàn gần như trắng tay, không còn tiền để đến chợ mua bán như bình thường, họ đang sống nhờ vào những chuyến hàng cứu trợ.
|
Hầu hết các chợ chưa thể hoạt động trở lại vì còn ngập tràn bùn non . Ảnh: HN |
Nền chợ vẫn nhầy nhụa bùn đất, lác đác có vài người mang những mớ cá đồng và vài mớ rau dập nát ngồi bán trên vỉa hè. Một tiểu thương bán gạo ở chợ Ba Đồn cho biết: Cả chợ duy nhất cửa hàng gạo của bà là không bị ngập nước.
Lũ rút, hàng trăm người đến cửa hàng của bà để mua gạo, nhất là những đoàn cứu trợ. Hết hàng, gọi điện nơi khác chuyển về không kịp vì đường ách tắc. Giá cước vận chuyển cũng tăng cao nên không thể không tăng giá bán.
Chị Nguyễn Thị Búp, ở thị trấn Ba Đồn than thở: “Cái gì cũng tăng giá. Gạo trước đợt lũ lụt, 1 yến chỉ từ 90 đến 120 ngàn đồng (tùy loại), nhưng nay lên đến 160 đến 200 ngàn đồng. Giá dầu ăn, muối đều tăng cao hơn trước, rau xanh rất hiếm. Chất lượng rau thì kém vì bị mưa lũ làm dập nát nhưng giá cũng tăng gấp đôi, gấp ba mà nhiều lúc không có để mua”.
Không chỉ lương thực, thực phẩm thiết yếu mà mặt hàng nước uống đóng chai cũng khan hiếm trầm trọng. Một nhân viên làm ở xưởng nước đóng chai Sông Gianh, thị trấn Ba Đồn cho biết: “Chúng tôi làm ngày làm đêm mà vẫn không đủ cung ứng hàng. Các đoàn cứu trợ đến đây là họ mua luôn cả vỏ bịch nước, đặt mua mới cũng không kịp”. Tại chợ Mới, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch cho đến nay vẫn gần như tê liệt. Tất cả lều quán đã bị nước cuốn trôi.
|
Rau xanh bị dập nát sau lũ lụt nhưng giá vẫn tăng gấp đôi, gấp ba |
Tại chợ Đồng Hới, nơi duy nhất không chịu ảnh hưởng của lũ lụt hàng hóa vẫn khan hiếm và giá cao hơn bình thường vì lượng người mua quá nhiều. Hầu hết các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều được các đoàn cứu trợ thu gom để đưa về các vùng lũ lụt. Một người dân sống ở thành phố Đồng Hới cho biết: “Thực phẩm ở chợ giờ chủ yếu là cá đồng và thịt các loại, còn cá biển thì gần như không có. Mọi người thường tập trung mua cá đồng chứ thịt thì thấy không mấy ai mua vì thi thoảng lại gặp loại thịt được làm từ trâu, bò, lợn chết lụt”. Một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình, cho biết: Tiên lượng được tình hình thường tăng giá sau mưa lũ, cơ quan này đã bố trí lực lượng ở các huyện nắm tình hình để có biện pháp kìm giá. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, nên lực lượng này chỉ chủ yếu xem xét tình trạng đầu cơ, găm hàng để tăng giá của các đại lý. Đến nay lực lượng này chưa phát hiện trường hợp nào đầu cơ, găm hàng, còn việc mua bán lẻ ngoài chợ thì rất khó kiểm soát.
Theo Hoàng Nam
Tiền Phong
Tiền Phong