Sẽ điều chỉnh một số nội dung quy chế thi năm 2010

Ngày 9-1, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010, thông qua 6 đầu cầu truyền hình tại Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, với sự tham dự của hơn một nghìn đại biểu là lãnh đạo các Sở GD-ĐT, trường ĐH, CĐ trên cả nước, nhằm thảo luận, góp ý về hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.  

Ngày 9-1, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010, thông qua 6 đầu cầu truyền hình tại Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, với sự tham dự của hơn một nghìn đại biểu là lãnh đạo các Sở GD-ĐT, trường ĐH, CĐ trên cả nước, nhằm thảo luận, góp ý về hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục-đào tạo Nguyễn Thiện Nhân phát biểu kết luận Hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục-đào tạo Nguyễn Thiện Nhân phát biểu kết luận Hội nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục-đào tạo Nguyễn Thiện Nhân phát biểu kết luận Hội nghị.

Thi tốt nghiệp THPT: bỏ hay không môn ngoại ngữ?

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ có các điểm mới như: Ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc; cấu trúc đề thi đối với các môn thi có phần bắt buộc và phần tự chọn, thí sinh chỉ được chọn một phần tự chọn thích hợp để làm bài (nếu làm cả hai phần tự chọn thì không chấm điểm); tiếp tục tổ chức thi theo cụm trường (riêng các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, giao thông không thuận tiện, cơ sở vật chất thiếu thốn… tự chọn phương án tổ chức thi); bỏ quy định về Ban công tác cụm trường; việc tổ chức chấm chéo theo hướng Sở GD-ĐT có bài thi cử 1 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 15 bài thi tại các tổ chấm thi của Hội đồng chấm thi ở nơi chấm bài thi cho đơn vị mình; rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh, hạ mức chênh giữa điểm bài thi và điểm tổng kết năm học lớp 12 của môn thi từ thấp hơn 2,0 điểm xuống còn thấp hơn 1,0 điểm...

Trong những nội dung dự kiến điều chỉnh mới ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010, có 2 nội dung được quan tâm nhất là việc bỏ môn thi ngoại ngữ với tư cách là một môn bắt buộc và Sở GD-ĐT có bài thi cử 1 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 15 bài thi tại các tổ chấm thi của Hội đồng chấm thi ở nơi chấm bài thi cho đơn vị mình. Ông Huỳnh Văn Hoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho rằng, không nên bỏ môn ngoại ngữ với tư cách là một môn bắt buộc. Bởi lẽ, nhiều năm qua, việc tổ chức thi là động lực để mở rộng, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Nếu bây giờ bỏ thi môn ngoại ngữ thì chất lượng dạy học môn này sẽ đi xuống.

Bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho rằng, việc Bộ GD-ĐT quy định các Sở GD-ĐT có bài thi cử 1 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và ít nhất chấm chung 15 bài thi là không giải quyết được và gây khó khăn cho Hội đồng chấm thi. Theo bà Hà, nên tổ chức chấm thi theo khu vực, 3-4 tỉnh tổ chức thành một Hội đồng chấm thi.

Thi ĐH, CĐ: Nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3 tại trường?

Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, về cơ bản công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vẫn giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” và dự kiến sẽ có một số điểm mới như: đối tượng tuyển sinh có thêm học sinh tốt nghiệp TCCN; phòng thi tối đa không quá 40 thí sinh và có 2 cán bộ coi thi; phòng thi lớn không quá 60 thí sinh và có 3 cán bộ coi thi; thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển tại trường; các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phải công bố công khai học phí bằng tiền Việt Nam.

Theo ông Luận, trong nhiều năm qua, có trường hợp thí sinh nhà ở ngay cạnh trường nhưng phải gửi hồ sơ qua bưu điện rất phiền phức. Bởi vậy, năm nay Bộ có chủ trương cho phép các trường nhận hồ sơ xét tuyển ngay tại trường, nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh. Với quy định mới này, đã được nhiều đại biểu tán thành. Tuy nhiên, các đại biểu lưu ý, các trường cần phải giữ bí mật về thông tin xét tuyển, bảo đảm quyền lợi của thí sinh. 

Các đại biểu cũng phản ánh, quy định lệ phí tuyển sinh như 8 năm qua là quá thấp, khiến nhiều trường hằng năm phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng. TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc tăng lệ phí tuyển sinh sẽ giúp các trường giải quyết khó khăn trong công tác tuyển sinh, đồng thời sẽ giảm lượng “thí sinh ảo” cho các trường.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: Kỳ thi tốt nghiệp THPT kiến thức chuẩn vẫn là chương trình cơ bản. Việc cho phép thí sinh chọn phần nội dung phân ban hay không phân ban là nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu, để vào đại học. Vì vậy, học sinh học phân ban có quyền chọn cơ bản hoặc phân ban. Còn bỏ hay không bỏ thi môn ngoại ngữ, Bộ sẽ bàn lại theo hướng vẫn bắt buộc, để không gây thiệt thòi cho các em. Đối với công tác tổ chức thi, chấm thi, Phó Thủ tướng cho biết, vẫn tổ chức thi cụm, nhằm tạo công bằng, nghiêm túc trong thi cử. Trường hợp nơi nào đi lại quá xa, thì Bộ cho quyền tự quyết. Riêng vấn đề tăng lệ phí tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ bàn với Bộ Tài chính, nếu hai bên nhất trí thì trình Chính phủ quyết định.

Bài và ảnh: HÒA KHÁNH

Đọc thêm