Siêu bão cực mạnh đổi hướng

Siêu bão Megi đã thể hiện rõ xu hướng đi vòng lên phía Bắc, hướng về phía Hồng Kông (Trung Quốc). Nếu bão vẫn duy trì hướng đi này thì Việt Nam vẫn nằm trong vùng bị ảnh hưởng.
Siêu bão Megi đã thể hiện rõ xu hướng đi vòng lên phía Bắc, hướng về phía Hồng Kông (Trung Quốc). Nếu bão vẫn duy trì hướng đi này thì Việt Nam vẫn nằm trong vùng bị ảnh hưởng.

Bão không suy yếu

Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng vẫn hết sức cảnh giác với cơn bão. Sau một thời gian xuất hiện từ Thái Bình Dương, đi qua bán đảo Lu dông của Philippines rồi vào biển Đông nhưng đến nay bão vẫn không hề suy yếu. Ở thời điểm này, sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Hiện nay, bão Megi (cơn bão số 6) đang ở tọa độ 17,6 độ vĩ Bắc, 117,3 độ kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông.
Đường đi và hướng đi của siêu bão Megi (Ảnh: NCHMF)

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 4 giờ ngày 21/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (tức là từ 167 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Thực tế lúc này bão đã áp sát đảo Hoàng Sa vì cách 430km nhưng bán kính gió nguy hiểm cấp 6 trở lên là 400km, bán kính vùng gió nguy hiểm cấp 10 trở lên là 200km.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, dự báo bão tiếp tục giữ hướng di chuyển giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km.

Đến 4 giờ ngày 22/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 270km về phía Nam Đông Nam. Lũ này, bão vẫn không hề suy yếu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (tức là từ 167 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 400 km.

Đến 4 giờ ngày 23/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc, 114,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển Hồng Kông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (tức là từ 167 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Ngập lụt từ Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn nghiêm trọng

Hiện nay, mực nước sông Cả tại Nam Đàn là 7,36m, trên BĐ2: 0,46m; Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 14,70m, trên BĐ3: 1,2m; tại Hòa Duyệt: 11,55m trên BĐ3: 1,05m; Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 9,93m xấp xỉ BĐ1; Sông La tại Linh Cảm: 6,61m, trên BĐ3: 0,11m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 2,40m, trên BĐ2: 0,2m.
Ngập lụt từ Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn nghiêm trọng (Ảnh: Quang Cường)
Lũ tại hạ lưu sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang dao động ở mức đỉnh, hạ lưu sông Cả (Nghệ An) và các sông ở Hà Tĩnh đang xuống. Dự báo lũ hạ lưu sông Cả, các sông ở Hà Tĩnh và sông Kiến Giang (Quảng Bình) tiếp tục xuống. Trưa nay (20/10), mực nước trên sông Cả tại Nam Đàn xuống mức 7,1m, trên BĐ2: 0,2m; Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuống mức: 13,8m, trên BĐ3: 0,3m; tại Hòa Duyệt xuống mức: 10,7m, trên BĐ3: 0,2m; Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm xuống dưới mức BĐ1; Sông La tại Linh Cảm xuống mức 6,3m, dưới BĐ3: 0,2m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 2,3m, trên BĐ2: 0,1m. Tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng ở hạ lưu sông Cả (Nghệ An) và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Đề phòng sạt lở đất ở vùng ven sông các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Theo Ngọc Anh
VietNamNet

Đọc thêm