Trao đổi với PLVN, PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khuyến nghị : người dùng phải thông minh để nhận biết sản phẩm, thay vì dựa vào nhãn mác và hạn sử dụng của hàng hóa. Do hàng hóa tràn lan nhiều trong các siêu thị, cũng có nhiều người kinh doanh trong một siêu thị, vì thế hàng hóa không đảm bảo cũng có thể dễ dàng tràn lan vào. Thực tế ở nước ta hiện nay các siêu thị lớn có độ an toàn cao hơn so với chợ, chứ không phải là tuyệt đối.
Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, việc siêu thị bán hàng hết hạn là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Nếu người dùng bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì siêu thị đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Còn nếu người dùng mua trước ngày hết hạn, nhưng quá ngày hết hạn, nếu vẫn dùng thì sẽ tự chịu trách nhiệm.
"Mỗi nhà sản xuất khi in ngày hết hạn thì phải ghi ít hơn rất nhiều so với ngày hư hỏng của sản phẩm. Ví dụ như một sản phẩm có thể để được đến 6 tháng, nhưng nhà sản xuất phải ghi xuống 5 tháng để đảm bảo an toàn cho khách hàng" - TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích.
Về tiêu chí của việc gắn hạn sử dụng cho sản phẩm, thì theo TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ: "Có 2 tiêu chí, tiêu chí thứ nhất là dựa vào cảm quan: màu sắc, mùi, vị, trạng thái để ước lượng thời gian hư hỏng của sản phẩm; tiêu chí thứ 2 là dựa ào tính an toàn của sản phẩm, việc này bắt buộc nhà sản xuất phải nghiên cứu về chất dinh dưỡng của sản phẩm, chất độc (chỉ tiêu ẩn), độc tố động (vi sinh vật), độc tố tĩnh (kim loại,...) có trong sản phẩm".
Người tiêu dùng phải dùng cảm quan của mình để nhận biết sản phẩm có thể sử dụng được không, bằng cách ngửi mùi, quan sát màu sắc, mùi, vi, trạng thái của sản phẩm để quyết định đến việc dùng sản phẩm. Khi một trong bốn yếu tổ bị biến đổi thì không nên dùng sản phẩm nữa, vì lúc đó sản phẩm đã bị hỏng.
"Ở Việt Nam, ngoài hàng hóa của mấy công ty lớn thì nhiều sản phẩm còn được đánh hạn sử dụng không đúng, họ toàn tự ước lượng rồi đưa ra ngày hết date, chứ không phân tích nghiên cứu. Vì thế mà nhiều cửa hàng ăn nhanh ở Việt Nam, họ không mua thực phẩm ở siêu thị để chế biến mà họ phải nhập khẩu từ nước của họ để dùng" TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết thêm: thức ăn có lượng vi sinh vật và các độc tố nên sẽ rất nhanh chóng biến đổi chất, làm chất thức ăn bị hỏng. "Vì dụ như thức ăn mình nấu xong buổi trưa, nếu để đến chiều là nó đã bị biến đổi do lượng sinh vật sản sinh rất nhanh chóng" TS Thịnh nói.
Dưới đây là một số hình ảnh "biết nói" mà phóng viên PLVN đã ghi lại được ở các siêu thị lớn tại Hà Nội
Cá chết trôi nổi tại bể chế biến thủy sản của siêu thị Metro. |
Thịt bò hết date được bày bán tại siêu thị Ocean Mart. |
Nem cận date tại siêu thị Big C. |
Giảm giá hàng loạt đồ đông lạnh cận date tại siêu thị BigC. |
Sữa cận date được khuyến mại tại siêu thị Big C. |
Sữa tươi cận date được tặng kèm với sản phẩm khác tại siêu thị Big C |
Thức ăn chế biến được bày bán ngay ờ lối đi lại của siêu thị Big C. |