Siêu thị Hà Nội đua nhau tăng giá

Giá nhiều mặt hàng tại các siêu thị ở Hà Nội đã chính thức tăng lên một mặt bằng mới từ hơn một tuần nay. Mức tăng này càng khiến người tiêu dùng hụt hẫng hơn khi cùng với đó, các đợt khuyến mãi giảm giá rầm rộ nhân dịp 2/9 cũng vừa kết thúc.

Giá nhiều mặt hàng tại các siêu thị ở Hà Nội đã chính thức tăng lên một mặt bằng mới từ hơn một tuần nay. Mức tăng này càng khiến người tiêu dùng hụt hẫng hơn khi cùng với đó, các đợt khuyến mãi giảm giá rầm rộ nhân dịp 2/9 cũng vừa kết thúc. Tại siêu thị Intimex trên phố Định Công, một trong những điểm bán hàng bình ổn giá tại Hà Nội, rất nhiều mặt hàng đã được niêm yết giá mới sau đợt nghỉ lễ, từ bánh kẹo cho đến sữa tươi, sữa chua, sữa hộp và một số loại bột ngũ cốc, dầu gội, sữa tắm… Chẳng hạn, sữa tươi Vinamilk bán lẻ đã tăng lên 5.200 đồng một hộp, sữa Cô gái Hà Lan là 5.100 đồng và Mộc Châu lên tới 5.400 đồng (loại hộp 180 ml). Như vậy, các loại sữa này đều tăng từ 200 đến 400 đồng mỗi hộp. Sữa chua Vinamilk loại thường cũng tăng lên 3.900 đồng một hộp, thay vì mức giá 3.700 đồng trước đây, sữa chua Ba Vì lên 4.200 đồng, phô mai hộp tròn gồm 8 miếng của Vinamilk cũng nhảy lên 22.800 đồng, tăng 1.500 đồng mỗi hộp so với trước 2/9. Ngoài ra, một số loại bánh kẹo có mức tăng giá không hề ít. hẳng hạn bánh trứng Orion Custar hộp to (460g) giá lên 57.800 đồng, trong khi hồi tháng 6 giá một hộp bánh này tại đây chỉ 55.000 đồng. Một hộp bánh Orion Goute loại nhỏ (180g) giá cũng tăng 1.200 đồng, lên 20.200 đồng…
Hàng hóa tại nhiều siêu thị đang tăng đáng kể
Hàng hóa tại nhiều siêu thị đang tăng đáng kể
Đáng chú ý, đây là điểm bán hàng bình ổn giá nhưng giá không ít mặt hàng còn cao hơn mua lẻ tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ bên ngoài. Đơn cử như một lốc sữa Mộc Châu bốn hộp mua ngoài chỉ 20.000 đồng, Cô gái Hà Lan 19.000 đồng, một hộp bánh Orion Goute 180g chỉ 20.000 đồng… Không những Intimex mà tại nhiều siêu thị nhỏ khác, giá không ít sản phẩm đã đội lên đáng kể từ cách đây cả tuần, thậm chí có siêu thị còn tăng giá một số mặt hàng từ trước dịp 2/9. Chuỗi siêu thị Ace Mart bình thường có mức giá bán cao hơn mặt bằng chung so với các siêu thị khác, lần này cũng không nằm ngoài cuộc đua tăng giá trên. Nếu như sữa tươi đóng gói Vinamilk bán ở một số siêu thị nhỏ khác tăng từ 38.000 đồng cho mỗi lô chục gói lên 40.000 đồng, thì tại Ace Mart ở khu đô thị Định Công, mức giá này tăng từ 42.000 đồng lên 45.000 đồng. Những mặt hàng khác từ khăn mặt tới mỹ phẩm, đồ hộp tại đây, giá cũng nhích hơn đáng kể. Còn tại chuỗi siêu thị Fivimart thuộc Công ty Nhất Nam, một trong 13 doanh nghiệp tại Hà Nội được tạm ứng vốn vay ưu đãi để triển khai các điểm bán hàng bình ổn giá, một số hàng hóa cũng không nằm ngoài xu hướng tăng giá trên. Một túi đường tinh luyện Biên Hòa trọng lượng một kg có giá mới 22.900 đồng thay vì 22.000 đồng như trước đó, một gói bánh đồng xu kẹp nhân kem OREO có đơn giá 10.200, tăng 500 đồng. Hộp bánh mặn AFC loại vừa của Kinh Đô cũng lên 14.800 đồng thay vì 14.500 đồng như trước. Ngoài ra, các loại đỗ xanh, đậu đen, bột sắn dây đóng gói hay đồ hộp giá cũng nhích lên đáng kể. Theo ông Vũ Vĩnh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hôm 7/9 vừa qua, hiệp hội đã nhận được đơn đề nghị tăng giá nhiều loại hàng hóa của các nhà cung cấp. Còn tại TP HCM thì từ cuối tháng 8 đã có khoảng 300 mặt hàng tiêu dùng tại các siêu thị áp giá mới với mức tăng từ 3 đến 12%. Lý do chủ yếu được các nhà cung cấp đưa ra là giá bán lẻ của mặt hàng xăng dầu đã tăng thêm khoảng 400 đồng một lít, cộng thêm các biến động về tỷ giá và giá của một số nguyên liệu đầu vào lên mạnh. Hơn nữa mưa bão và dịch bệnh kéo dài vừa qua cũng khiến chi phí đầu vào đội lên.Tại Hà Nội, cũng có khoảng từng ấy mặt hàng đã và sẽ tăng giá. Theo thông tin từ các siêu thị ở Hà Nội thì các mặt hàng tăng giá tập trung nhiều nhất ở nhóm thực phẩm như đồ hộp, bánh kẹo với gần 100 loại, mức tăng bình quân 5%, sữa tăng 8%, hóa mỹ phẩm tăng 5 - 8%, đồ gia dụng tăng 4 - 5%, hàng may mặc có mức đội giá cao nhất lên tới 12% và thấp nhất là 5%. Riêng mặt hàng dầu ăn thì tại Hà Nội giá ổn định hơn ở thị trường TP HCM, vì lượng tồn kho vẫn còn quá nhiều”, ông Phú nói. Có lẽ đây là lý do khiến ở nhiều điểm đăng ký bán hàng bình ổn giá như chuỗi siêu thị Fivimart, Intimex..., hầu như chỉ có mặt hàng dầu ăn và một số sản phẩm khác (không quá cần thiết với người tiêu dùng) là nằm trong nhóm hàng bình ổn giá. Chẳng hạn, cả hai điểm trên, một chai dầu ăn Naptune  loại 1 lít đều có giá 54.800 đồng, dầu nành Tường An 35.000 đồng, dầu mè Tường An 73.500 đồng (chai 1 lít )… Một điều dễ nhận thấy nữa là trong khi hầu hết siêu thị có thị phần nhỏ và vừa đồng loạt tăng giá nhiều loại hàng hóa thì tại một số siêu thị lớn như Big C, Metro, giá sản phẩm gần như vẫn được giữ bình ổn so với trước. Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Phó giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long, cho hay: “Thực ra giá hàng hóa nếu có tăng là tính so với đợt khuyến mại 2/9 vừa qua, còn so với ngày thường thì giá hầu hết sản phẩm tại Big C Thăng Long không hề tăng”. Ông Tuấn cho biết, trước đó cũng nhận được đơn đề nghị tăng giá hàng hóa của nhiều nhà cung cấp, sản xuất. Song siêu thị đã thương thảo và cam kết nhập hàng của họ với số lượng lớn hơn, tỷ lệ dự trữ hàng cao hơn nhiều, do đó chiết khấu lớn nên siêu thị vẫn giữ được giá bán ra bình ổn. Về việc có mặt bằng giá hàng hóa tại các siêu thị lớn và nhỏ ngày càng chênh nhau rõ rệt, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vĩnh Phú giải thích trong hai câu ngắn gọn: “Siêu thị lớn ép nhà cung ứng, nhà cung ứng ép siêu thị nhỏ”. Những siêu thị có số vốn chỉ từ vài chục tới trăm tỷ đồng thì không đủ lực để thương thuyết với nhà cung cấp giảm giá hoặc chiết khấu cao nên họ đành phải tăng giá đầu ra. Để bình ổn được giá cả khi nhà sản xuất, nhập khẩu đòi tăng giá, buộc các siêu thị phải có số vốn lớn từ vài trăm tới nghìn tỷ đồng. Theo nhìn nhận của ông Phú, tính từ năm 2007 đến nay, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, gia dụng tại siêu thị đã tăng từ 1,5 đến 2 lần, như giá đường từ 11.000 lên 22.000 đồng một kg, giá gas từ 150.000 đồng lên 280.000 đồng…, trong khi thu nhập người dân chỉ tăng “nhỏ giọt”. Có nhiều mặt hàng tăng giá tới hơn chục lần trong hai năm như sữa, còn không ít hàng hóa khác vẫn đều đều nhích lên mà giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng vượt xa giá trị sản xuất thực tế. “Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam quá yếu kém, cuối cùng người tiêu dùng gặp thiệt thòi nhất. Chẳng hạn một sản phẩm dược khi đến tay người dùng trải qua 5 cấp phân phối, đường và dầu ăn qua 2, 3 cấp…, mà qua mỗi cấp giá sản phẩm lại đội lên 5 tới 15% chứ đâu có ít”, ông Phú nhận xét.
Theo Đông Nhiên
Đất Việt

Đọc thêm