Tại điểm cầu trung tâm có ông Phạm Tuân - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng tham dự. Chủ trì Hội nghị có ông Trần Ngọc Thanh Phong – Phó Giám đốc Sở Tư pháp và hơn 400 đại biểu là Tổ trưởng Tổ hòa giải, hòa giải viên và Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp của thành phố Sóc Trăng và huyện Châu Thành.
Đại biểu tham dự Hội nghị tại điêm cầu trung tâm |
Đối với 9 điểm cầu tại UBND các huyện Cù Lao Dung, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Long Phú, Trần Đề, thị xã Ngã Năm, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên có đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp và hơn 1.400 đại biểu là Tổ trưởng Tổ hòa giải, hòa giải viên và Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp tham dự.
Phát biểu khại mạc Hội nghị, ông Trần Ngọc Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng nêu cao vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết các mâu thuẩn, tranh chấp, hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của hòa giải viên ở cơ sở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, yêu cầu các hòa giải viên tập trung tiếp thu những nội dung báo cáo viên trình bày tại hội nghị, thẳng thắng trao đổi những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để cùng nhau thảo luận đưa ra những giải pháp tháo gỡ nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị tại 1 điểm cầu |
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Lâm – Phó Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng đã triển khai các nội dung liên quan đến pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phân tích một số vụ việc hòa giải điển hình; thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở; đồng thời hướng dẫn cách viết các mẫu đơn yêu cầu có liên quan.
Bên cạnh đó, các đại biểu tại Hội trường trung tâm và các điểm cầu các huyện còn được Lãnh đạo Sở Tư pháp, Luật sư trao đổi cũng như giải đáp trực tiếp những khó khăn, vướng mắc phát sinh thực tế trong việc thực hiện hòa giải ở cơ sở.
9 điểm cầu tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh |
Hội nghị góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải; đồng thời, tạo điều kiện để các hòa giải viên gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao kỹ năng và cách thức giải quyết các tình huống tranh chấp xảy ra trên địa bàn cư trú; góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, hạn chế các khiếu kiện, khiếu nại, đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương.