Sôi nổi cuộc thi sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 24/5, Trường Đại học Luật - Đại học Huế phối hợp Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và đối tác tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ V , năm 2025 .
Lãnh đạo Trường Đại học Luật - Đại học Huế Trao kỷ niệm chương cho các đội tham gia cuộc thi.
Lãnh đạo Trường Đại học Luật - Đại học Huế Trao kỷ niệm chương cho các đội tham gia cuộc thi.

Đến dự cuộc thi có ông Lê Huy Anh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của thành phố Huế.

Với chủ đề “Bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ”, cuộc thi năm nay thu hút 9 đội thi, đại diện của 9 trường đại học trên cả nước. Đó là Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Trường Đại học Mở, TP Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng; Trường Ngôn ngữ - Xã hội Nhân Văn, Đại học Duy Tân; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Văn Lang; Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ; Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt.

Các đội tham gia phần thi trắc nghiệm

Các đội tham gia phần thi trắc nghiệm

Tại cuộc thi, các thí sinh không chỉ thể hiện kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ, mà còn vận dụng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết tình huống thực tế, lồng ghép các yếu tố pháp luật mang tính hài hước thông qua các tiểu phẩm ngắn, thể hiện chính kiến trong việc bảo vệ giá trị sáng tạo và quyền hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Cuộc thi năm nay được thiết kế với mục tiêu nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho sinh viên trong việc nhận diện, phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là trong môi trường số, nơi ranh giới giữa sáng tạo và sao chép ngày càng mong manh.

Cuộc thi năm nay được thiết kế với mục tiêu nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho sinh viên trong việc nhận diện

Cuộc thi năm nay được thiết kế với mục tiêu nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho sinh viên trong việc nhận diện

Các đội trải qua 3 phần thi gồm phần thứ nhất: kiến thức chung về bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (trắc nghiệm); phần thứ 2: kết nối thực tiễn (thuyết trình, hùng biện); phần thứ 3: sinh viên sáng tạo (sân khấu hóa tình huống: ý tưởng thành các thể loại như kịch, ca kịch, kịch câm, âm nhạc…).

Phát biểu khai mạc cuộc thi, PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật - Đại học Huế cho biết, trong kỷ nguyên số, tài sản trí tuệ không chỉ là công cụ để khẳng định năng lực sáng tạo, mà còn là yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh và phát triển bền vững của một quốc gia.

Phần thi kết nối thực tiễn

Phần thi kết nối thực tiễn

Tuy nhiên, để những giá trị trí tuệ thực sự được tôn trọng, lan tỏa và phát huy, việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ không thể thiếu. Đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của nhà nước, mà còn là ý thức và hành động cụ thể từ mỗi cá nhân. Đặc biệt là giới trẻ, thế hệ sinh viên, những người sẽ tiếp bước xây dựng nền kinh tế tri thức.

Sau khi kết thúc các phần thi, đội Next Step của Trường ĐH Luật, ĐH Huế đã đoạt giải Nhất; Giải Nhì thuộc về đội Trí Tuệ của Trường ĐH Vinh; Các đội In Power - Khoa Luật, Trường Ngôn ngữ - Xã hội Nhân văn của ĐH Duy Tân và đội Astra -Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng đoạt giải Ba.

Cuộc thi năm nay thu hút 9 đội tham gia, đại diện của 9 trường đại học trên cả nước

Cuộc thi năm nay thu hút 9 đội tham gia, đại diện của 9 trường đại học trên cả nước

Các đội thi chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban tổ chức.

Các đội thi chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban tổ chức.

Đọc thêm