|
Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã kết án tử hình ông Wen Qiang, cựu quan chức cấp cao ngành tư pháp, vì tội tham nhũng. (Ảnh: THX) |
Bảng xếp hạng theo phạm vi từ điểm số 0 (mức tham nhũng cao nhất - các nước đứng cuối danh sách) tới điểm 10 (mức tham nhũng thấp nhất - các nước đứng đầu danh sách). CPI dựa vào kết quả khảo sát các doanh nghiệp và người dân ở 178 quốc gia về tham nhũng khu vực công, dựa vào 13 cuộc điều tra độc lập từ tháng 1-2009 đến tháng 9-2010. Sau Somalia lần lượt là Afghanistan, Myanmar có cùng điểm số 1,4 và Iraq với điểm số 1,5.
Theo nhóm quan sát quốc tế có trụ sở tại Berlin (Đức), một số nước chịu tác động đặc biệt của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên tham nhũng hơn so với năm ngoái như Hy Lạp, Italia. Ngay cả Mỹ cũng xếp thứ 22 với điểm số 7,1, so với vị thứ 19 vào năm 2009. Đây là lần đầu tiên Mỹ không nằm trong nhóm 20 quốc gia trong sạch nhất. TI cho rằng, nguyên nhân là do những scandal chính trị đã làm tình trạng tham nhũng nhiều hơn ở Mỹ. Riêng 2 quốc gia châu Á mới nổi: Trung Quốc xếp thứ 78 với điểm số 3,5 và Ấn Độ xếp thứ 87 với điểm số 3,3. Trong nhóm các nền kinh tế mới nổi này, Brazil đứng 69, điểm số 3,7.
Trong khi đó, Đan Mạch, New Zealand và Singapore đứng đầu CPI - các nước ít tham nhũng nhất với điểm số 9,3. Nhóm 10 nước đạt điểm số cao nhất còn có: Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Hà Lan, Australia, Thụy Sĩ và Na Uy.
AP dẫn lời Giám đốc TI Hugutte Labelle cho rằng, để nạn tham nhũng tiếp diễn là điều không thể chấp nhận được, bởi quá nhiều người nghèo phải tiếp tục chịu những hậu quả của tình trạng này trên khắp thế giới.
PHÚC NGUYÊN