Sống cực, chết khổ nơi rốn lũ

“Dân ở đây đã quen sống chung với lũ bao đời nay rồi, nhưng lũ như năm nay thì không thể lường được chú ạ, nhìn nước lũ lên ai cũng thấy rợn người”, một cán bộ xã Sơn Thịnh bộc bạch khi cùng chúng tôi ngồi trên chiếc thuyền “ba ván” luồn lách vào xóm ngập nước mênh mông.
“Dân ở đây đã quen sống chung với lũ bao đời nay rồi, nhưng lũ như năm nay thì không thể lường được chú ạ, nhìn nước lũ lên ai cũng thấy rợn người”, một cán bộ xã Sơn Thịnh (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) bộc bạch khi cùng chúng tôi ngồi trên chiếc thuyền “ba ván” luồn lách vào xóm ngập nước mênh mông.Chỉ có mì tôm sống Cứ về mùa mưa bão, người dân ở những nơi hay bị ngập lụt thường nói câu “sống chung với lũ”. Và thực tế họ đã sống chung với lũ. Nhưng khi theo thuyền đi vào xã Sơn Thịnh (huyện Hương Sơn), nhìn cảnh sinh hoạt của người dân trên nóc lũ thì mới thấy điều đó không đơn giản chút nào. Anh Nguyễn Thanh Nam, cán bộ địa chính xã Sơn Thịnh đưa chúng tôi đi trên chiếc thuyền gỗ được ghép từ 3 mảnh ván dài và rộng, người dân nơi đây gọi là thuyền “ba ván”. Ở cái xã nằm ngoài đê sông Ngàn Phố này, hầu như nhà nào cũng có chiếc thuyền như thế này, đây là phương tiện đi lại vào mùa mưa lũ.
Người dân miền Trung quen với lũ rồi nhưng năm nay lũ lớn làm rợn người (Ảnh: Quang Cường)
Anh Nam nói: “Dân ở đây đã quen sống chung với lũ bao đời nay rồi, nhưng lũ như năm nay thì không thể lường được chú ạ, nhìn nước lũ lên ai cũng thấy rợn người. Nhưng cũng chẳng ai muốn di dời, nhà nào cũng có chạn (gác xép trên xà nhà) nên khi nước lên, họ trú ẩn và sinh hoạt trên chạn”. Ghé thuyền vào giữa sân nhà bà Nguyễn Thị Tuyết (xóm Đông Quang, xã Sơn Thịnh), nước trong nhà đang còn cao ngang đầu gối. Đồ đạc đều được treo lên cao, những thứ gọn nhẹ thì cho lên chạn. Con dê cũng được “bố trí” cho một chỗ trên chiếc chõng kê ngoài thềm. Em Lê Anh Tuấn, con trai bà Tuyết, đứng trên bậu cửa nói: “Thấy nước rút xuống nên mẹ chèo thuyền đi nhờ nhà ai đó nấu cơm ăn, ba ngày nay nhà bếp bị ngập nên không nấu được, toàn ăn mì tôm sống”. Nhà bên cạnh, bà Lê Thị Sửu đang chèo thuyền xung quanh vườn tìm mấy con gà bị “mất tích” trong lũ. “Nuôi được con chó, con gà đã khó, lũ về thì mất hết, đến khi lũ qua thì không còn con gì để nuôi”, bà Sửu nói.
Sống khổ, chết cũng khổ vì lũ (Ảnh: Quang Cường)
Thiếu thức ăn, nước uống, tài sản cũng bị hao mòn theo lũ, cảnh sống chung với lũ đã làm người dân nơi đây ngán ngẩm. Người khỏe mạnh thì còn có thể bám trụ trên chạn nhà, ăn mì tôm chờ nước rút, nhưng người già và trẻ con thì không thể cứ bấp bênh, mạo hiểm. Vào nhà ông Đặng Dục và bà Đinh Thị Sen đều đã hơn 80 tuổi (ở xóm Thịnh Đồng), gọi mãi mới thấy một người thò đầu ra trên lỗ hổng phía dưới nóc nhà tranh. Đó là ông Hồng, con rể của cụ Dục ở trông nhà cho cụ. Ông Hồng cho hay: “Ông bà ở trên chạn được hai ngày, thấy các cụ sức đã yếu mà phải chịu cảnh khổ cực vì thiếu ăn uống nên tui phải chèo thuyền đưa các cụ lên ở nhà chú thím ở đầu xóm, ở đó cao hơn nên có thế nấu cơm ăn”.Sống khổ, chết cũng khổ vì lũ Trong khi luồn lách vào xóm Tân Thượng, anh Nguyễn Thanh Nam kể lại câu chuyện thương tâm: Ngày 16/10, trong khi nước lũ đang tràn khắp nơi, ông Đặng Minh Hiếu (49 tuổi, ở xóm Thịnh Long) do bệnh tật, ốm yếu nên đã qua đời. Bà con lối xóm không có cách gì để giúp đỡ an táng người chết, vì nước lũ đang cuồn cuộn, cả xã đều bị nước bao vây, cô lập. Phải hai ngày sau, khi nước đã êm trở lại, người quá cố mới được khâm liệm vào quan tài, bà con dùng thuyền gỗ chở lên đồi an táng. Những dòng nước mắt của người thân rồi cũng phải nguôi đi, họ còn phải lo chống chọi với cuộc sống thực tại đang khắc nghiệt trên dòng nước lũ. Thiếu ăn, bệnh tật khiến những người vốn quen sống chung với lũ cũng thấy nản lòng. Dù đã có chuẩn bị, nhưng không ai có thể lường trước được những rủi ro, hoạn nạn trong “cơn thịnh nộ” của thiên nhiên. Bà Trần Thị Hồng (ở xóm Tân Thượng) trong khi dọn đồ đạc chạy lũ thì không may bị ngã gãy tay. Bốn ngày, một mình bà sống trên chạn, không thể ra khỏi nhà, cổ tay bị gãy chỉ được bó tạm bằng vải. Gặp chúng tôi, bà Hồng nói trong nước mắt: “Nước lên nhanh nên nhà ai lo nhà nấy, tui chỉ biết ôm lấy cái tay đau ngồi trên chạn, ăn mì tôm. Không biết cái tay nó bị gãy thế nào nữa, đêm nằm đau quá không ngủ được, thuốc thang cũng không có, mong nước rút để đi chữa trị”. Tại trường mầm non xã Sơn Thịnh có 4 gia đình đến trú ngụ, vì nhà ở sát bờ sông nên không dám mạo hiểm bám trụ trong nhà. Chị Đặng Thị Lộc (nhà ở xóm Tân Thượng) kể: “Nước lũ lên nhanh quá, hai vợ chồng không kịp dọn đồ đạc, mỗi người bồng một đứa con nhỏ chèo thuyền chạy lên trường mầm non luôn”. Cháu bé con chị Lộc mới 3 tuổi, lắc lắc đầu khi được hỏi có muốn về nhà không. Nó bi bô một cách hồn nhiên: “Nhà bị lụt rồi!”. Đó chỉ là số ít những tình cảnh chúng tôi ghi lại được nơi rốn lũ. Còn bao thân phận cực khổ nữa đang chống chọi lại với lũ tại miền Trung cần sự sẻ chia ít nhiều của người dân cả nước.
Theo Quang Cường
VietNamNet

Đọc thêm