Một nhà máy sản xuất đồ chơi của hãng phim hoạt hình Disney tại Thâm Quyến (Trung Quốc) là Sturdy Products đang đem lại rất nhiều lợi nhuận nhờ những sản phẩm mô phỏng nhân vật trong các bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Cars, Cars 2, Toy Story…. Tuy nhiên, họ đang lọt vào “tầm ngắm” của các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Một cuộc điều tra bí mật đã được thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm hoạt động vì nhân quyền mang tên Các sinh viên và học giả chống hành vi sai trái của doanh nghiệp (Sacom) – tổ chức đã phanh phui những vi phạm của nhà máy Foxconn sản xuất các sản phẩm cho hãng Apple tại Trung Quốc hồi đầu năm nay.
Những người thực hiện cuộc điều tra đã phỏng vấn công nhân ở những địa điểm ngoài nhà máy, sau đó một người đã dành một tháng làm việc trong đó để thu thập tin tức.
Kết quả như sau: Có những bằng chứng cho thấy có tình trạng sử dụng công nhân là trẻ em (14 tuổi). Nhân viên nhà máy cũng thông báo về sự xuất hiện của những lao động trẻ em khác;
Có những lo ngại về việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nhà máy, hệ thống thông khí kém. Nhiều công nhân đã bị ốm nhưng phải che giấu các vết đau khi có đoàn kiểm tra của các công ty đối tác. Ngoài ra, nhiều người cho biết, công ty trả tiền để họ đưa ra những câu trả lời sai với đoàn thanh tra, nếu không làm được việc đó thì họ bị phạt;
Làm việc quá giờ là chuyện xảy ra thường xuyên. Công nhân đưa ra những văn bản “tự nguyện” mà họ phải ký đồng ý làm việc quá mức tối đa 36 giờ/tháng, cùng với những bảng lương cho thấy một số trong 6.000 công nhân phải làm việc quá giờ trung bình 120 giờ/tháng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đồ chơi ở thị trường phương Tây;
Môi trường làm việc hết sức khắc nghiệt, bị quản lý ngược đãi. Một công nhân bị thương trong quá trình sản xuất sẽ bị quát mắng và bị lệnh trở lại làm việc ngay cả khi người đó đang cần được điều trị;
Sacom đánh giá rằng, việc xác định mức lương cho các công nhân trong nhà máy được thực hiện hết sức tùy tiện.
Những lo ngại ngày càng tăng vì hồi tháng 5 vừa qua, công nhân Hu Nianzhen (45 tuổi) của nhà máy Sturdy Products đã nhảy khỏi tòa nhà để tự tử.
Theo nhiều người, bà này tự tử vì bị quản lý quát tháo, mắng mỏ nhiều lần.
Những người làm cùng với bà mô tả môi trường làm việc trong nhà máy này là căng thẳng và than phiền về áp lực công việc.
Một người nói: “Một nữ công nhân đã tự sát bởi vì bà ấy luôn bị mắng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy chẳng làm gì khác được bởi với tôi, tìm một việc khác không dễ dàng gì”.
Sacom cho rằng, các bậc cha mẹ nên suy nghĩ kỹ trước khi mua những món đồ chơi. Người phát ngôn của tổ chức này nói rằng: “Người tiêu dùng không bao giờ trông đợi những món đồ đáng yêu mang lại niềm vui cho con cái mình lại được sản xuất trong những điều kiện khủng khiếp như thế. Họ nên chuyển thông điệp tới các công ty đồ chơi như Mattel, Walmart và Disney về việc đền bù thiệt hại cho những công nhân đã phải chịu đau khổ”.
Dù có những quan điểm khác nhau song cả Walmart, Disney và Mattel đều tuyên bố tiến hành điều tra để làm rõ các vấn đề liên quan.
Q.Dương (lược dịch từ NYT)
Một cuộc điều tra bí mật đã được thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm hoạt động vì nhân quyền mang tên Các sinh viên và học giả chống hành vi sai trái của doanh nghiệp (Sacom) – tổ chức đã phanh phui những vi phạm của nhà máy Foxconn sản xuất các sản phẩm cho hãng Apple tại Trung Quốc hồi đầu năm nay.
|
Một nữ công nhân của nhà máy Sturdy Products đang làm việc. |
Kết quả như sau: Có những bằng chứng cho thấy có tình trạng sử dụng công nhân là trẻ em (14 tuổi). Nhân viên nhà máy cũng thông báo về sự xuất hiện của những lao động trẻ em khác;
Có những lo ngại về việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nhà máy, hệ thống thông khí kém. Nhiều công nhân đã bị ốm nhưng phải che giấu các vết đau khi có đoàn kiểm tra của các công ty đối tác. Ngoài ra, nhiều người cho biết, công ty trả tiền để họ đưa ra những câu trả lời sai với đoàn thanh tra, nếu không làm được việc đó thì họ bị phạt;
Làm việc quá giờ là chuyện xảy ra thường xuyên. Công nhân đưa ra những văn bản “tự nguyện” mà họ phải ký đồng ý làm việc quá mức tối đa 36 giờ/tháng, cùng với những bảng lương cho thấy một số trong 6.000 công nhân phải làm việc quá giờ trung bình 120 giờ/tháng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đồ chơi ở thị trường phương Tây;
Môi trường làm việc hết sức khắc nghiệt, bị quản lý ngược đãi. Một công nhân bị thương trong quá trình sản xuất sẽ bị quát mắng và bị lệnh trở lại làm việc ngay cả khi người đó đang cần được điều trị;
Sacom đánh giá rằng, việc xác định mức lương cho các công nhân trong nhà máy được thực hiện hết sức tùy tiện.
Những lo ngại ngày càng tăng vì hồi tháng 5 vừa qua, công nhân Hu Nianzhen (45 tuổi) của nhà máy Sturdy Products đã nhảy khỏi tòa nhà để tự tử.
Theo nhiều người, bà này tự tử vì bị quản lý quát tháo, mắng mỏ nhiều lần.
Những người làm cùng với bà mô tả môi trường làm việc trong nhà máy này là căng thẳng và than phiền về áp lực công việc.
Một người nói: “Một nữ công nhân đã tự sát bởi vì bà ấy luôn bị mắng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy chẳng làm gì khác được bởi với tôi, tìm một việc khác không dễ dàng gì”.
Sacom cho rằng, các bậc cha mẹ nên suy nghĩ kỹ trước khi mua những món đồ chơi. Người phát ngôn của tổ chức này nói rằng: “Người tiêu dùng không bao giờ trông đợi những món đồ đáng yêu mang lại niềm vui cho con cái mình lại được sản xuất trong những điều kiện khủng khiếp như thế. Họ nên chuyển thông điệp tới các công ty đồ chơi như Mattel, Walmart và Disney về việc đền bù thiệt hại cho những công nhân đã phải chịu đau khổ”.
Dù có những quan điểm khác nhau song cả Walmart, Disney và Mattel đều tuyên bố tiến hành điều tra để làm rõ các vấn đề liên quan.
Q.Dương (lược dịch từ NYT)