Sử dụng túi nilon: Tiện ích trước mắt, hậu quả lâu dài

Từ các chợ nông thôn đến thành thị,  những ai đi chợ muốn mua gì, từ cân cà chua, rau, hoa quả đến thịt, cá, tôm đều được người bán hàng cho vào  túi nilon.

Từ các chợ nông thôn đến thành thị,  những ai đi chợ muốn mua gì, từ cân cà chua, rau, hoa quả đến thịt, cá, tôm đều được người bán hàng cho vào  túi nilon.

 

Sử dụng túi nilon đựng hàng khi mua, bán là thói quen của đa số người dân Ảnh: Trường Giang

Sử dụng túi nilon đựng hàng khi mua, bán là thói quen của đa số người dân

Ảnh: Trường Giang

Chị Hương bán hàng cơm tại chợ Phạm Minh Đức (quận Ngô Quyền) cho biết: hàng ngày, chị mua khoảng 6 lạng túi nilon cỡ nhỏ và cỡ vừa để đựng các loại thức ăn cho khách. Vì là bán thức ăn chín, chị thường mua túi nilon trắng, giá đắt hơn các loại túi màu. Bà Nguyễn Thị Dung bán xôi sáng ở đầu phố Chợ Hàng mỗi ngày sử dụng khoảng hơn 100 túi nilon để đựng xôi cho khách. Chị Nguyễn Thị Phượng, ở ngõ 88, phố Nguyễn Công Trứ (quận Lê Chân) cho biết,  bình quân mỗi lần đi chợ, chị mang về 5-10 túi nilon lớn nhỏ đựng thực phẩm, hôm mua nhiều phải 10-15 túi nilon. Túi to loại 5 đến 10 kg được giữ lại để đựng rác, còn hầu hết túi nilon đựng thịt, cá, tôm... thì bỏ ngay.

 

Các siêu thị, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng quần áo cũng dùng túi ni lon để bao gói hàng cho khách. Một số siêu thị, cửa hàng còn in túi nilon riêng, có lôgô và các thông tin về cửa hàng như là một hình thức quảng cáo: BigC, Intimex,.. Hiện còn nhiều vật dụng khác như áo mưa tiện ích (áo mưa mỏng dùng một lần rồi bỏ), băng keo dán, giấy gói, dây buộc cũng đều là ni lon.

 

Thói quen sử dụng túi nilon đang gây hại cho môi trường. Hiện tại các ngõ xóm, ven đường, bất kể ở nông thôn hay thành thị, rác thải là túi nilon vứt khắp nơi.

 

Việc vận động người dân thay đổi thói quen sử dụng túi ni lon trong sinh hoạt hàng ngày được triển khai bằng nhiều hình thức, nhưng cứ rộ lên rồi lại lắng xuống. Nhằm hạn chế lượng túi nilon thải ra môi trường,  từ năm 2007, tại siêu thị Metro bán cho khách hàng những chiếc túi được làm từ sợi tổng hợp có thể sử dụng nhiều lần, với giá 6.000 đồng/chiếc thay những chiếc túi nilon mỏng phát miễn phí. Mặc dù lúc đầu vấp phải một số phản ứng không đồng tình từ khách hàng, nhưng đến nay cũng dần tạo thói quen cho người dân mang theo túi khi đến Metro. Gần đây, siêu thị BigC và một số siêu thị  trong thành phố cũng triển khai các biện pháp vận động người mua hàng sử dụng túi thân thiện với môi trường, nhưng do vẫn  đồng thời sử dụng túi nilon đựng hàng, nên việc “nói không với túi nilon” chưa mang lại hiệu quả.

 

Để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về thói quen và hành vi ứng xử có lợi cho môi trường, các cấp, ngành cần có nhiều chương trình cụ thể, thiết thực vận động người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bao bì gói hàng bằng giấy, túi vải, túi sử dụng nhiều lần, túi có thể phân hủy được; nhất là thực hiện phân loại rác tại nhà.

 

Theo các nhà khoa học, các loại túi nilon phải mất từ 500-1.000 năm mới tự phân hủy. Việc xử lý bằng chôn lấp túi nilon ảnh hưởng đến môi trường nước, còn đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc điôxin và Furan, gây tác động xấu, nguy hại cho sức khỏe con người. Dùng túi nilon màu có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Vứt bừa bãi túi nilon trên đường phố, dưới kênh mương làm tắc cống, rãnh thoát nước là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ trên các tuyến phố.

 

Bên cạnh đó, các cấp, ngành chuyên môn có chiến lược bảo vệ môi trường lâu dài như chương trình hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt; tăng thuế đối với những cơ sở sản xuất túi nilon, xử phạt thật nghiêm đối với các trường hợp vứt rác thải nilon bừa bãi… Khuyến khích nghiên cứu khoa học làm ra các sản phẩm khác thay thế túi nilon, tiến tới xoá bỏ túi nilon và các vật dụng từ nilon trong cuộc sống hàng ngày, bảo vệ môi trường sống cho hôm nay và mai sau..

 

Lê Ngọc

Đọc thêm