’Sửa lỗi chính tả để chấn chỉnh kỷ cương quốc gia’

Báo cáo tình hình chính tả văn bản Tiếng Việt “ thực hiện vào tháng 6/2010 nổi bật hiện trạng những cơ quan đầu tàu, những thành phố lớn có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, thậm chí vượt hàng chục lần so với chuẩn dưới 1%.

Báo cáo tình hình chính tả văn bản Tiếng Việt “ thực hiện vào tháng 6/2010 nổi bật hiện trạng những cơ quan đầu tàu, những thành phố lớn có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, thậm chí vượt hàng chục lần so với chuẩn dưới 1%.[links()]Lỗi chính tả thành “bệnh” của nhiều đơn vị đầu tàu?
’Sửa lỗi chính tả để chấn chỉnh kỷ cương quốc gia’ ảnh 1
Tập lỗi được sử dụng để đánh giá trong đợt này là một số lỗi phổ biến như "bổ xung", "sử lý", "xử dụng", "sáng lạn", "cọ sát", "soi mói",.. Kết quả, những từ có tỷ lệ lỗi cao nhất là “soi mói” 76,07%, “sáng lạn” 43,54%, cọ sát “25,37%, “thăm quan” 19, 77%... Theo thống kê trung bình, khu vực cơ quan nhiều lỗi nhất là báo chí, xuất bản và truyền thông (9,58%). Tiếp đến là cơ quan thuộc chính phủ và thuộc Bộ (8,63%), chính quyền địa phương (8,15%), Đại học và Viện nghiên cứu (7,13%)… Cụ thể, trong các đơn vị báo chí và truyền thông, một số cơ quan lớn có tỷ lệ lỗi chính tả lên đến trên 30%. Trong các cơ quan thuộc chính phủ và thuộc bộ có Cục vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đầu tất cả các đơn vị được khảo sát với tỷ lệ lỗi lên đến 38,46%, tiếp đến là Viện năng lượng nguyên tử với 31,49%. Theo tiêu chí trên, từ “soi mói” và “sáng lạn” đã chính thức “gia nhập” từ điển Tiếng Việt, các lỗi “cọ sát” và “thăm quan” đều đạt mức báo động đỏ Ở các địa phương, đơn vị có nhiều lỗi chính tả nhất lại thuộc về các thành phố lớn và phát triển, chủ yếu tập trung ở phía nam: TP.HCM dẫn đầu với 18,98%, Đồng Nai 17,31%, Đà Nẵng 15, 83%, Bắc Ninh 11,69%, Hải Phòng 11,19%...  Địa phương ít lỗi nhất là Lâm Đồng với 2,08%. Nhóm khá nhất về tỷ lệ lỗi là nhóm doanh nghiệp nhà nước và các bộ (7,47-19.98%) thì vẫn còn vượt xa mức chuẩn yêu cầu và cao hơn cả trung bình xã hội. Xếp hạng chung, 5 đơn vị có ít lỗi nhất đều đạt chuẩn dưới 1%, trong đó có tới 3 ngân hàng. Trong đợt đánh giá này, mức độ một lỗi chính tả còn được coi là một lỗi là dưới mức 30%, lỗi ở mức 30-70%, theo các chuyên gia, có thể được chấp nhận như một cách viết khác của từ viết trong từ điển. Theo tiêu chí trên, từ “soi mói” và “sáng lạn” đã chính thức “gia nhập” từ điển Tiếng Việt, các lỗi “cọ sát” và “thăm quan” đều đạt mức báo động đỏ. Bao giờ mới thống nhất chuẩn chính tả Tiếng Việt? GS.TS Ngôn ngữ học Trần Trí Dõi cho hay:  Từ năm 1983 đến nay, các bộ, ngành đã liên tiếp ban hành các văn bản quy định về vấn đề chính tả trong văn bản Tiếng Việt Năm 1983, Hội đồng “Chuẩn hoá chính tả” và “Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ” đã ký chung một Quyết định có nội dung về “Những quy định về chính tả tiếng Việt”. Một năm sau đó, chúng ta có Quyết định 240/QĐ của Bộ GD-ĐT Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt. Đến năm 2002, lại có “”Quy định tạm thời về chính tả trong sách giáo khoa mới” và 2003 có thêm “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”... Đến năm 2006, Bộ Nội vụ lại tiếp tục có dự thảo quy định về viết hoa và phiên chuyển tiếng nước ngoài sang văn bản Tiếng Việt. “Rõ ràng, tính nhiều quy định như vậy đã nói lên rằng, chữ quốc ngữ vẫn chưa được sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt.” – GS Dõi đánh giá. Nói về vấn đề tiến đến chuẩn hoá chính tả tiếng Việt, GS Trần Trí Dõi cho rằng, cần làm sáng tỏ và thống nhất các khái niệm cũng như nội dung cơ bản của việc chuẩn hoá Tiếng Việt như: viết hoa tên riêng và các địa danh, phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài, xử lý những trường hợp thuộc vào “hiện tượng chính tả chưa thống nhất như dùng “i” hay “y”, “d” hay “gi” v.v.. Đặc biệt, GS Trần Trí Dõi cho rằng, đối với vấn đề sai lỗi chính tả trong các văn bản chính thức của các cơ quan nhà nước, cần đưa ra chế tài nghiêm khắc để xử phạt cũng như việc ban hành các quy định có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó là những quy định chính thức có tính bắt buộc về chuẩn chính tả của một cơ quan nhà nước có trách nhiệm. TS Nguyễn Ái Việt bổ sung: “Có lẽ vì lỗi chính quá nhiều, chúng ta trở nên chai lỳ với chúng đến mức thờ ơ. Hãy nhớ rằng quan tâm tới chính tả cũng là quan tâm đến quyền lợi thiết thực của mỗi người. Sửa lỗi chính tả để cũng là bước đầu để chấn chỉnh kỷ cương quốc gia, nâng cao chất lượng công việc và trách nhiệm của công dân.” Tiếp tục chiến dịch quét lỗi chính tả này, TS Nguyễn Ái Việt cho biết, trang web xephangvanban.com.vn sẽ tiếp tục tiến hành các đợt đánh giá thường xuyên 3 tháng một lần. Kết quả sẽ được sắp xếp theo tiến trình thời gian, giúp người sử dụng quan sát diễn biến của lỗi chính tả.
Theo Vietnamnet

Đọc thêm