(ĐNĐT) - Gian trưng bày về huyện đảo Hoàng Sa tại Triển lãm "Đà Nẵng 2010 - Chặng đường mới" có sức hút đến lạ kỳ, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân đến xem, tìm hiểu
(ĐNĐT) - Gian trưng bày về huyện đảo Hoàng Sa tại Triển lãm "Đà Nẵng 2010 - Chặng đường mới" có sức hút đến lạ kỳ, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân đến xem, tìm hiểu
|
Học sinh lớp 6/4 trường THCS Trần Quý Cáp (Đà Nẵng) ghi cảm tưởng vào sổ lưu niệm sau khi xem triển lãm về Hoàng Sa |
Trên diện tích chỉ chừng 20m2 với khoảng 150 bức ảnh, hiện vật và tư liệu lịch sử, gian trưng bày về huyện đảo Hoàng Sa trong khuôn khổ cuộc triển lãm chung về thành tựu phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội của Đà Nẵng khai mạc ngày 25-3, tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Đà Nẵng nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng thành phố (29-3-1975 – 29-3-2010) khá khiêm tốn.
Vậy mà ở đây lại có sức hút đến lạ kỳ. Ngay từ lúc chưa diễn ra lễ khai mạc, mọi người đã nườm nượp tìm đến. Từ giới trí thức đến các anh công nhân, từ sinh viên đại học đến các em học sinh còn mang khăng quàng đỏ; từ cán bộ công chức, doanh nghiệp đến các chiến sĩ biên phòng đang gánh nặng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo… Và đặc biệt là có khá nhiều khách nước ngoài.
Rất nhiều hiện vật được đưa ra trưng bày trong dịp này. Đó là những con ốc sò do chính những người làm nhiệm vụ đo đạc khí tượng Hoàng Sa gửi tặng; những bức thư của các em học sinh gửi hỏi thăm nhân dân huyện đảo; những hình ảnh, tư liệu, bản đồ xưa cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này; và mới nhất là lá cờ Tổ quốc 100m2 do cụ bà Phan Thị Phán (81 tuổi, thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương) gửi tặng chính quyền huyện đảo Hoàng Sa.
“Xin cảm ơn ông Ngữ (tức ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa - PV) đã cho tôi cơ hội biết về di sản văn hóa của huyện Hoàng Sa - Việt Nam. Tôi hy vọng sớm có giải pháp hoà bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Hy vọng sẽ có nhiều người có thể thưởng thức di sản văn hóa lịch sử này của Việt Nam”, bà Andrea Flew, Giám đốc Viện Anh ngữ ELI (Đà Nẵng) vào sổ lưu niệm sau khi xem cuộc triển lãm này.
|
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được ghi vào sổ lưu niệm: “Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Từ lâu Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng. Nhân dân Đà Nẵng cùng với cả nước luôn luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng này” |
|
Ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, giới thiệu với bà Andrea Flew, Giám đốc Viện Anh ngữ ELI (Đà Nẵng) các tư liệu lịch sử về Hoàng Sa |
|
Ông Max Lang (người Australia), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Lang, tìm hiểu các tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa |
|
Đông đảo các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng đến xem triển lãm về Hoàng Sa |
|
Các em học sinh xem kỷ vật do các bậc cha chú từng sinh sống và làm việc tại Hoàng Sa đem về từ quần đảo này |
|
Các bạn trẻ tìm hiểu về Hoàng Sa |
|
Các em học sinh xem tập “Ký ức Hoàng Sa” ghi lại những câu chuyện của những nhân chứng từng sống và làm việc tại Hoàng Sa |
|
Các chiến sĩ biên phòng đến với triển lãm Hoàng Sa |
|
Trung tá Võ Tâm (Bộ chỉ huy BĐBP Đà Nẵng) bên lá cờ 100m2 do cụ bà Phan Thị Phán gửi tặng chính quyền huyện đảo Hoàng Sa |
|
Thiếu tá Trần Đình Ngọc Trai (Phòng Chính trị, Bộ chỉ huy BĐBP Đà Nẵng) giới thiệu với mọi người về quần đảo Hoàng Sa |
Cẩm An