Sức mạnh của sống thử: Hạnh phúc hay đổ vỡ hôn nhân?

Ngày nay, việc sống thử trước hôn nhân đã không còn quá khắt khe và cứng nhắc, đặc biệt ở các nước phương Tây.

Ngày nay, việc sống thử trước hôn nhân đã không còn quá khắt khe và cứng nhắc, đặc biệt ở các nước phương Tây. Dường như có quá nhiều điều hợp lý bạn dọn đến sống chung với người yêu mình: dành thời gian cho nhau nhiều hơn, chăm sóc nhau nhiều hơn, tiết kiệm hơn bằng cách chia tiền thuê nhà và thử xem các bạn đã sẵn sàng để bước vào cuộc sống vợ chồng chưa...

Nhưng nếu bạn là con Scott Stanley, ông ấy cầu xin bạn đừng làm điều đó.

Stanley, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Denver, đã dành 15 năm qua cố gắng tìm hiểu xem tại sao việc sống thử lại dẫn đến mức hài lòng thấp hơn trong hôn nhân và đồng thời tạo ra tiềm năng lớn hơn cho ly dị.

Mô tả ảnh.
Đừng hành động để làm mất đi ý nghĩa của hôn nhân thực sự

Tại một cuộc hội thảo, Stanley và đồng nghiệp đã trình bày những phát hiện mới nhất của một dự án nghiên cứu năm năm được tài trợ bởi Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người. Ông ước tính rằng có khoảng 60-70 phần trăm các cặp vợ chồng ngày nay sẽ sống với nhau trước khi kết hôn, và có đến hai phần ba trong số họ, sau đó, coi việc sống chung với nhau là sai lầm mà họ đã trượt vào hoặc đơn giản chỉ là “chuyện đã rồi”.

Một cộng sự khác trong nghiên cứu của Stanley, vào thời điểm cuối tháng hai cũng đã công bố, trong số 1.050 người lập gia đình được khảo sát, gần 19 phần trăm cặp vợ chồng sống với nhau trước khi cùng bước lên thánh đường đã xảy ra một số vấn đề dẫn đến việc đề nghị được ly hôn, trong khi con số này là 10 phần trăm ở những người đã đợi cho đến khi kết hôn để sống với nhau.

Từ những kết quả báo cáo tương tự từ giữa thập niên 90, Stanley đã lần đầu tiên bỏ tâm sức nghiên cứu thành công và chỉ ra rằng những người đàn ông sống thử trước khi kết hôn thường sẽ ít tận tụy với mối quan hệ của mình hơn là những người chưa từng chung sống với bạn đời.

“Đó là một trong những hệ quả mà tôi chả mảy may nghi ngờ”. Stanley, 53 tuổi, nhớ lại. Nhưng ngay lập tức ông đã có một giả thuyết: “Chính xác là vẫn sẽ có một nhóm nam giới kết hôn với những người mà nếu không vì đã chung sống trước đó thì họ sẽ chẳng bao giờ cưới về”.

Vấn đề ở đây được nhìn nhận như những thói quen. Một khi đã sống cùng nhau, sự chung đụng về tài chính và sự hòa quyện hoàn toàn vào cuộc sống của nhau sẽ khiến cho việc chia tay trở nên khó khăn hơn dẫu cho bạn có lại thèm trở về cuộc sống một mình đi chăng nữa. “Một số người sẽ bị mắc kẹt trong mớ ràng buộc phức tạp đó và vì vậy, họ chỉ có thể kết thúc bằng việc gắn bó đời mình với nó.”, ông giải thích. Thậm chí, ngay cả khi cặp đôi đó không đi đến hôn nhân thì rất có thể họ vẫn sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng trên và cứ thế, lần lượt bỏ lỡ cơ hội để có thể gặp những người tốt hơn, phù hợp hơn với mình.

Nhưng không phải tất cả những trường hợp sống chung đều giống nhau. Các nghiên cứu của Stanley đã cho thấy hầu như không có gì khác biệt trong mức độ hài lòng giữa cặp đôi chuyển đến ở cùng nhau sau khi đính hôn và những người đợi đến sau ngày cưới của mình. Ông cho rằng, đó là do điều này đã được cân nhắc thận trọng ở những mức độ khác nhau; những cặp đôi trên rõ ràng là đã có một cam kết tương lai với nhau, trong khi một số cặp vợ chồng chung sống trước khi đính ước lại quá đỗi mơ hồ về mối quan hệ của họ.

Thường điều này xảy ra đối với các trường hợp mà một trong số hai người coi sống chung là một bước không thể thiếu để xem xét việc tiến tới hôn nhân, Stanley nói, trong khi nói cách khác, nó chỉ là lối tư duy lỏng lẻo về sự chuẩn bị cần thiết. Stanley phân tích: các đôi yêu nhau cùng chung sống đôi khi có thể trượt sâu hơn vào những việc như sinh con ngoài ý muốn và sau đó kết hôn mà không cần tính đến chuyện công khai bàn bạc, thảo luận về những bước chuyển tiếp trong cuộc sống tiếp theo cũng như quyết định tương lai cho bọn trẻ.

"Cam kết về cơ bản là sự quyết định chọn lấy một phương án này để bỏ đi các phương án khác", ông Stanley, người đồng thời là tác giả của blog Sliding vs Deciding phân tích. "Không thể có được một cam kết nếu nó không phải là một quyết định. Tuy nhiên thông thường thì người ta không nghĩ đến lợi ích cho cả hai mà chỉ thích hành động theo ý mình."

Dầu vậy thì thực chất, không phải việc sống thử làm suy yếu các mối quan hệ. Nghiên cứu của ông cũng đã chứng minh, những cặp vợ chồng có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc quyết định cam kết cuộc sống với nhau thì khả năng không xảy ra bất mãn trong hôn nhân cũng không hề cao hơn. Nhưng ngay khi còn chưa ổn định, những cặp đôi muốn quyết định chuyển về sống với nhau cần phải nhận thức về những rắc rối có thể xảy ra - đặc biệt nếu một đứa trẻ ra đời ràng buộc mối quan hệ của hai người hoặc buộc phải kết hôn trước sức ép của dư luận. "Việc sống thử có thể dẫn đến nhiều rủi ro, và một khi đã quyết định như thế, có nghĩa, việc duy nhất bạn có thể làm lúc bấy giờ đó là chuẩn bị cho mình khả năng đối mặt với các rủi ro đó."

Cuối cùng, đừng nghĩ rằng sống thử là vô hại và rằng việc đó sẽ chẳng dễ dàng gì ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn. Tốt nhất, bạn nên suy nghĩ chín chắn và nêu rõ quan điểm với người yêu mình. Đừng hành động để làm mất đi ý nghĩa của hôn nhân thực sự.

Theo Mai Mai
Eva

Đọc thêm