Sửng sốt trước sự thật thảm họa ở sân vận động Hillsborough năm 1989

Vào ngày 15/4/1989, trên sân vận động Hillsborough, Anh, xảy ra vụ lộn xộn khiến 96 cổ động viên bóng đá của câu lạc bộ Liverpool bị chết. Cuộc điều tra được tiến hành ngay sau đó, nhưng chỉ 23 năm sau sự thật mới bị  phơi bày hoàn toàn. 

Vào ngày 15/4/1989, trên sân vận động Hillsborough, Anh, xảy ra vụ lộn xộn khiến 96 cổ động viên bóng đá của câu lạc bộ Liverpool bị chết. Cuộc điều tra được tiến hành ngay sau đó, nhưng chỉ 23 năm sau sự thật mới bị  phơi bày hoàn toàn.  
Đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân bên ngoài sân vận động Hillsborough
Đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân bên ngoài sân vận động Hillsborough
Kết luận ban đầu 
Ngày 15/4/1989, trên sân vận động Hillsborough, Sheffield, miền bắc nước Anh diễn ra trận bán kết FA Cup giữa Liverpool và Nottingham Forest. Dù cổ động viên của Liverpool thường đông hơn nhiều đội khác, nhưng cảnh sát chỉ cho họ một phần nhỏ khán đài của sân vận động. Như vậy, họ không có đủ chỗ theo đúng nhu cầu thực tế.
Vào lúc 15 giờ (giờ địa phương) trận đấu bắt đầu, nhưng những người trên một góc khán đài bị ngạt thở, rất bức bối. Mới chỉ diễn ra được 6 phút trọng tài chính buộc phải cho dừng trận đấu. Một góc khán đài bị đổ, còn các cổ động viên của Liverpool do quá ngạt thở bắt đầu chạy xuống phía sân cỏ. Cảnh sát tiếp tục nới lỏng vòng vây, cho thêm cổ động viên xuống sân. Một cảnh hỗn loạn thực sự diễn ra, người ta dẫm đạp lên nhau, khiến nhiều người ngã gục.   
Cảnh hỗn loạn cua
Cảnh chen lấn trên sân vận động Hillsborough ngày 15/4/1989
Các điều tra viên thừa nhận có 96 cổ động viên của câu lạc bộ Liverpool bị chết (94 người chết ngay trong ngày diễn ra trận đấu, một người chết sau đó mấy ngày và một thanh niên 22 tuổi tên là Tony Bland bị rút ống thở o-xy vào tháng 3/1993 - trong 4 năm sử dụng ống thở, tình trạng sức khỏe của người này không có một chút tiến triển nào). 
Khi đó trong báo cáo của mình, các điều tra viên chỉ ghi nhận thảm họa đến 15 giờ 15 phút, bởi theo họ ở thời điểm này, tất cả nạn nhân đã chết, hoặc đã bị tổn thương não vĩnh viễn. Sau đó thẩm phán Taylor được giao tiếp tục cuộc điều tra vụ vệc này. Nghiên cứu bằng chứng của các nhân chứng và báo cáo của các điều tra viên, vị thẩm phán đưa ra kết luận: “Cảnh sát phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì đã không kiểm soát được hình. Để thảm họa này không lặp lại một lần nữa, thẩm phán Taylor đã đề xuất một số quy định về xây dựng sân vận động và các câu lạc bộ bóng đá Anh cần phải tuân thủ các quy định này.      
Người thân của những người bị nạn tại Hillsborough không hài lòng với kết quả điều tra của thẩm phán Taylor, nhưng chỉ 20 năm sau kiến nghị điều tra lại vụ việc của họ mới được chấp thuận. Vào tháng 4/2009, chính phủ Anh yêu cầu Bộ Nội vụ và Ủy ban Văn hóa - Truyền thông - Thể thao xem xét, nghiên cứu lại các tài liệu của chính phủ về thảm họa Hillsborough để công bố một cách cởi mở hơn (thông thường các tài liệu này theo quy định phải giữ bí mật trong vòng 30 năm). Vào tháng 1/2010, một ủy ban độc lập điều tra về vụ Hillsborough được thành lập dưới sự lãnh đạo của đức giám mục xứ Lyverpool là James Jones 
Sự thật là đây
Ủy ban của ông James Jones nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến thảm họa Hillsborough trong vòng hơn 2 năm. Sáng ngày 12/9/2012, những thông tin đầu tiên về hoàn tất cuộc điều tra được công bố với các phương tiện truyền thông Anh. Còn trong chiều ngày này, trên website của Ủy ban này là bản báo cáo đầy đủ dày 395 trang được công bố dưới định dạng pdf.
Bản báo cáo mới này nhìn chung khẳng định lại kết luận của thẩm phán Taylor: Lỗi hoàn toàn là do cảnh sát không được tổ chức tốt. Nhưng bản báo cáo cũng mở ra nhiều chi tiết đáng quan tâm, gây nên sự phản đối của công chúng khi họ cáo buộc các nhà lãnh đạo quốc gia trong thời kỳ đó và cả hiện tại đã che giấu sự thật. Cựu tổng biên tập của tờ báo “lá cải” The Sun cũng bị cáo buộc lỗi tương tự. Vậy bản báo cáo mới chứa đựng những thông tin mới nào về thảm họa Hillsborough?
Thứ nhất, báo cáo cho thấy các điều tra viên đã không đúng, khi chỉ giới hạn công việc của mình tới 15 giờ 15 phút. 41 người trong thời điểm này vẫn chưa chết: Có người máu vẫn lưu thông bình thường; có người phổi và tim vẫn hoạt động. Không thể biết sẽ cứu được bao nhiêu người trong số này nếu như họ có sự trợ giúp y tế ngay lúc đó. Nhìn chung, người thân của những người bị nạn chỉ trích các nhân viên y tế cũng không kém cảnh sát. Bởi ở tại thời điểm đó, chỉ có một chiếc xe cấp cứu trên sân cỏ, các nạn nhân còn lại là do các cổ động viên khác giúp đỡ. Chỉ có 14/96 nạn nhân được chở đến bệnh viện. 
Thứ hai, các bằng chứng mà cảnh sát đưa cho thẩm phán Taylor đã bị sửa chữa, tẩy xóa khá nhiều. 116 trong số 164 bản báo cáo bị sửa đổi đến nỗi đọc chúng người ta hầu như không thu nhận được thông tin gì. Các bản báo cáo này bị xóa bỏ phần cảnh sát có quá ít bộ đàm. Phần chỉ trích sự thiếu tổ chức của các cảnh sát cũng như sự thiếu quyết đoán, phản ứng chậm trễ lãnh đạo của họ cũng bị chỉnh sửa, dập xóa. 
Thứ ba, cảnh sát khi đó có kiểm tra về quá khứ hình sự của những người tử nạn, hay tìm xem có ai có dư lượng cồn trong máu. Báo cáo của ủy ban độc lập nhận định, hành động này của cảnh sát nhằm bôi đen và hạ thấp úy tín nủa những người xấu số. Ủy ban độc lập cũng nhận thấy, ngay sáng hôm sau khi thảm họa xảy ra, chỉ huy cảnh sát sở tại có bàn luận đến phương án “hành động dã thú”, “các cổ động viên say rượu”, nhưng quyết định không phát biểu trước công luận về ý đồ này. 
Thay vào đó, cảnh sát buộc lỗi các cổ động viên gây ra thảm họa này, sau khi tờ The Sun số ra ngày 19/4 có tựa đề “Sự thật” (The Truth), trong đó trên trang nhất khảng định, cổ động viên đái vào những xác chết và đánh cảnh sát, những người đang hô hấp nhân tạo cho các nạn nhân. Ủy ban độc lập cố gắng tìm xem thông tin này từ đâu ra và nhận thấy The Sun đã dựa vào thông tin của hãng White News Agency, có trụ sở ở Sheffield. Hãng này lấy thông tin dựa vào các cuộc trò chuyện của đại diện các cơ quan pháp luật, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao của cảnh sát buộc lỗi các cổ động viên. 
Phản ứng trước việc bản báo cáo mới được công bố, Thủ tướng Anh David Cameron ngay lập tức lên tiếng xin lỗi về “sự bất công kép”: Cảnh sát đã không thể ngăn chặn 96 cái chết và còn toan tính đổ lỗi của mình cho các cổ động viên. Ông Ed Miliband, thủ lĩnh Công đảng Anh, phe đối lập khi đó cũng lên tiếng xin lỗi. Ông lấy làm tiếc là trong vòng 13 năm đảng ông nắm quyền lãnh đạo ở Anh đã không cố gắng đem lại những câu trả lời cho các yêu cầu của gia đình các nạn nhân về sự thật thảm họa này.
t
Thủ tướng Anh David Cameron xin lỗi về “sự bất công kép”
 Tuy thế, sau khi công bố bản báo cáo mới, gia đình các nạn nhân của thảm họa Hillsborough không cho rằng vấn đề đã được giải quyết. Joan Hope, mẹ của một nạn nhân trong vụ này nói rằng, bà chờ đợi những cáo buộc trực tiếp và cụ thể vào cảnh sát. Gia đình các nạn nhân muốn khởi tố hình sự những người phải chịu trách nhiệm để xảy ra vụ thảm họa này và những ai che giấu thông tin sự thật về vụ việc. Họ cũng muốn khởi tố ông Norman Bettison, hiện làm lãnh đạo cảnh sát ở West Yorkshire. Vào năm 1989, Norman Bettison làm cảnh sát ở South Yorkshire và có mặt trên sân vận động Hillsborough.
Gia đình các nhạn nhân buộc tội ông này về “tuyên truyền đen”. Bởi, bản cáo cáo mới cho thấy Norman Bettison khi đó tìm cách đổ lỗi cho các cổ động viên càn quấy và che giấu thông tin xấu về cảnh sát. Đáp lại, Bettison nói rằng, ông không che giấu bất cứ điều gì và không bao giờ ra lệnh chỉnh sửa các báo cáo của cảnh sát.
Khởi tố hình sự về tội giết người đã được thực hiện với hai cảnh sát  làm việc vào ngày 15/4/1989 tại sân vận động Hillsborough. Một người được công nhận là vô tội. Còn với người kia thì bồi thẩm đoàn bị giải thể vì không có khả năng ra phán quyết. 
Bản báo cáo mới của ủy ban điều tra độc lập đã cho thấy nhiều tình tiết mới, đặc biệc là hành động của cảnh sát trong thảm họa Hillsborough. Tuy thế, khó mà có thể gọi bản báo cáo mới là sự kiện gây chấn động, dù những người Anh đọc bản báo cáo này đều cho rằng, vào năm 1989 đã có một sự che đậy lớn trong lịch sử đương đại Anh. 

Hạ Huyền 

Đọc thêm