Tác động ngược khi tỷ giá đồng USD tăng

Cuối cùng thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng USD, sau 3 tuần tỷ giá đồng USD trên thị trường tự do tăng liên tiếp. Tuy nhiên, việc các nhà điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đồng ý nâng tỷ giá đồng USD lên gần sát với thị trường tự do, phần nào đã giảm bớt khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu. Song đằng sau đó, hàng loạt những khó khăn đang chờ đón họ.

Cuối cùng thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng USD, sau 3 tuần tỷ giá đồng USD trên thị trường tự do tăng liên tiếp. Tuy nhiên, việc các nhà điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đồng ý nâng tỷ giá đồng USD lên gần sát với thị trường tự do, phần nào đã giảm bớt khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu. Song đằng sau đó, hàng loạt những khó khăn đang chờ đón họ.

Mô tả ảnh.
Tỷ giá đồng USD tăng khiến giao dịch USD sôi động hơn.
Tỷ giá đồng USD tăng có lợi cho DN Việt Nam. Điều này đúng một phần. Được biết, hiện thời, đồng USD đang trong xu hướng tăng giá mạnh trở lại so với các đồng tiền khác trên thế giới, kể cả đồng Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, việc tăng giá của đồng USD sẽ làm giảm bớt áp lực lạm phát. Thêm vào đó, việc đồng USD tăng giá cũng sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu và nó sẽ giúp khuyến khích xuất khẩu vì hầu hết xuất khẩu của Việt Nam đều dựa chủ yếu vào USD. Đó là động thái tích cực. Trong lúc các DN xuất khẩu hân hoan, thì các DN nhập khẩu lại đau đầu với giá USD tăng, bởi chỉ cần tăng vài chục đồng trên một USD thì các DN nhập khẩu cũng phải khóc ròng khi giá đầu vào sẽ đội lên khủng khiếp. Đặc biệt, đối với các DN ngành thép chi phí đầu vào sẽ tăng cao.

Lãnh đạo Công ty CP Thép Dana - Ý cho rằng: Khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu đầu vào như phôi, thép phế và than cốc đều tăng, có lúc tăng tới 70-80 USD/tấn. Giá phôi hiện đã là 660-680 USD/tấn, giá thép phế là 540 USD/tấn và than cốc cũng xấp xỉ 400 USD/tấn. Và hầu hết các công ty thép trên địa bàn nói riêng, cả nước nói chung đều phải nhập khẩu phôi và thép phế từ nước ngoài về sản xuất, nên chi phí theo đó tăng cao. Không chỉ dừng lại ở giá nguyên liệu đầu vào, các DN sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi giá dầu, cước phí vận tải, giá điện…

Cũng là DN xuất nhập khẩu, nhưng nhóm các DN xuất khẩu không phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như cà phê, sắn, gạo, chè, cao su, dệt may, thủy sản… sẽ có cơ hội lớn khi tỷ giá USD tăng. Nói như lãnh đạo một công ty xuất khẩu hàng đông lạnh: Lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào của DN đó, đơn vị nào phụ thuộc nhập khẩu nhiều, tỷ giá tăng thì giá xuất khẩu tăng, còn không sẽ ngược lại.

Tuy nhiên, không ít DN từ nhập khẩu cho đến xuất khẩu đều cho rằng: Vấn đề tỷ giá chỉ là một phần, mà quan trọng nhất đó là lượng USD đủ để DN hoạt động. Một khi lượng USD đáp ứng được nhu cầu của DN thì DN có nhiều lựa chọn hơn trong kinh doanh. Câu chuyện thiếu USD, do nhập siêu nhiều, dự trữ ngoại tệ mỏng vẫn là bài toán khó của chúng ta. Từ trước tới nay, DN bắt buộc mua USD qua ngân hàng và luôn phải chịu thêm một khoản phí ngoài sổ sách. Vì vậy, tỷ giá tăng hay không tăng thì DN vẫn phải mua USD từ ngân hàng với giá cao như vậy.

Các diễn biến tiền tệ có những tác động rộng lớn và thường là trái chiều đối với các lĩnh vực như lãi suất, lợi nhuận của các công ty và giá cả hàng hóa… Khi đồng USD tăng giá sẽ giúp kiềm chế lạm phát trong nước với việc nó giúp làm cho giá hàng nhập khẩu và giá hàng hóa rẻ hơn. Ngược lại, vàng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD tăng giá, mặc dù lạm phát và khó khăn kinh tế trên toàn cầu có thể hạn chế phần nào tình trạng này. Thậm chí so với đồng USD, người mua vàng đã mất hết phần lãi mà họ đã thu được…

Trong khi doanh nghiệp kêu trời vì tỷ giá tăng cao thì tại các NHTM và các điểm giao dịch, USD trên thị trường tự do lại có vẻ sôi động hơn. Theo thông tin từ NHNN, hiện nay trạng thái ngoại tệ của các NHTM thực dương lớn, nguồn ngoại hối khá dồi dào. NHNN cũng sẽ phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối, trong đó có việc cho phép áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế để các DN và ngân hàng tăng tính chủ động trong kinh doanh và phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn.

 Bài và ảnh: Thành Lân

Đọc thêm