Tách nhỏ dự án để “né” luật?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì một trong những lợi nhuận đem lại lớn nhất chính là từ đất. Đặc biệt, những sự thiếu chặt chẽ của luật, cùng với sự quản lý lỏng lẻo đã tạo thành những kẽ hở lớn để DN “lách” qua. Những điều này đang được thể hiện rất rõ tại dự án cụm công nghiệp – khu đô thị (KĐT) và dân cư – khu sân golf tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

 Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì một trong những lợi nhuận đem lại lớn nhất chính là từ đất. Đặc biệt, những sự thiếu chặt chẽ của luật, cùng với sự quản lý lỏng lẻo đã tạo thành những kẽ hở lớn để DN “lách” qua. Những điều này đang được thể hiện rất rõ tại dự án cụm công nghiệp – khu đô thị (KĐT) và dân cư – khu sân golf tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Cán bộ địa chính xã Phước Bình đang chỉ dẫn biểu đồ địa chính của xã.

Dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ hàng trăm ha đất công?

Theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cụm công nghiệp - KĐT và dân cư – khu sân golf tại xã Phước Bình của UBND tỉnh Đồng Nai tháng 11-2007, Công ty CP đầu tư & phát triển Phú Gia (Công ty Phú Gia) đã tiến hành thực hiện các bước lập thủ tục đầu tư thực hiện dự án trên với quy mô 643 ha.

Nhưng ngay từ khi lập quy hoạch đầu tư chủ đầu tư có dấu hiệu làm sai lệch hàng trăm ha đất công tại dự án. Cụ thể, trong bản quy hoạch ban đầu để báo cáo lên UBND tỉnh Đồng Nai, Công ty Phú Gia cho rằng trong dự án chỉ có khoảng 118 ha là đất công do nhà nước đang quản lý.

Tuy nhiên, trên thực tế thì diện tích đất công nằm trong dự án trên lại hoàn toàn khác. Tại biểu đồ hiện trạng đất công do Tổng Đội TNXP bàn giao cho UBND huyện Long Thành quản lý ngày 19-11-1996 còn lưu lại tại UBND xã Phước Bình có tổng diện tích là hơn 330 ha.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Phước Bình cho biết: “Đây là đất từ một Nhà máy đường trước đây do Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quản lý và giải thể từ năm 1990 để lại”.

Theo ông Sơn, thời điểm hiện tại khu đất công này đã dành 129 ha vào những vào mục đích khác. Như vậy, trừ đi sẽ còn khoảng trên 211ha đất công vẫn còn tồn tại trong khu vực dự án do Công ty Phú Gia, chênh lệch gần 100 ha so với quy hoạch ban đầu. Đồng thời, toàn bộ khu đất nằm trong một cụm của nhà máy đường trước đây chứ không bị tách rời như nội dung thông tin do Công ty Phú Gia đã báo cáo.

Ông Trần Hoàng Hải, cán bộ địa chính xã Phước Bình cho biết: “Những thông tin quy hoạch này hoàn toàn do phía chủ đầu tư tự khảo sát và đưa ra. Tuy nhiên, ở thời điểm này dự án vẫn chưa thoả thuận được về địa điểm, diện tích cụ thể”. Theo ông Hải, rất may khi xã vẫn còn lưu lại được biểu đồ hiện trạng trước đây, nếu không UBND xã sẽ gặp rất nhiều khó khăn tính toán với chủ đầu tư khi tỉnh đã ra quyết định cấp đất cho Công ty Phú Gia.

Tách dự án làm 3 để “né” luật

Với lý do Phước Bình là một vùng hoang hoá, nghèo, thuộc huyện Long Thành, việc đầu tư vào đây sẽ tốn rất nhiều chi phí, cũng như để dự án đạt hiệu quả thì việc tái định cư bên trong dự án 643 ha là một trở ngại lớn cho dự án. Do đó, ngay sau khi có được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai, Công ty Phú Gia đã đề nghị tách khu tái định cư với diện tích hơn 100ha xây dựng phía ngoài dự án.

Về vấn đề này Sở KH&ĐT Đồng Nai có công văn số 8976/UBND-CNN ngày 6-11-2007 về thoả thuận địa điểm cho Công ty Phú Gia có khoảng 118ha đất công chiếm tỷ lệ 18,35% tổng diện tích dự án.

Về nguyên tắc quĩ đất công sẽ tổ chức đấu giá, tuy nhiên do công ty có văn bản cam kết dành một tỷ lệ hợp lý quĩ nhà đất đầu tư xây dựng nhà tái định cư, nhà ở cho người nghèo và người thu nhập thấp, nên UBND tỉnh đã thoả thuận địa điểm mà không tách quĩ đất công để tổ chức đấu giá. Bên cạnh đó, với lý do đất công nằm rải rác tại dự án nên UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận cho phép chủ đầu tư  hoán đổi rồi giao lại cho địa phương một khu đất quy hoạch tương ứng.

Thực tế, không chỉ được quyền “phá rào” đối với luật định khi hàng trăm ha đất công không phải đấu giá và khi nhận thấy bị “vướng” vào cam kết với UBND tỉnh Đồng Nai nên Công ty Phú Gia đã xin tách khu đất thành ba dự án riêng. Việc tách dự án này đã được UBND tỉnh Đồng Nai thông qua ngày 8-3-2010.

Nhận định về việc tách nhỏ dự án, TS Nguyễn Ngọc Dương, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH kỹ thuật công nghệ TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Chia tách kiểu gì đi nữa thì bản chất của vấn đề vẫn thế. Rõ ràng tỉnh đã dành quá nhiều ưu đãi cho dự án và chủ đầu tư đang tìm cách “né” những quy định của luật bởi theo quy định đất công phải đem ra đấu giá công khai.

Trường Lưu (còn tiếp)

Đọc thêm