Tâm thần vì có 3 bằng ĐH phải đi làm bảo vệ

Sau khi tốt nghiệp ĐH, vì không xin được việc làm, cậu cử nhân kinh tế bị tâm thần vì lo lắng. Lại có những trường hợp có 3 bằng ĐH nhưng cuối cùng vẫn phải làm thêm nghề... bảo vệ để kiếm tiền, dẫn đến bị tâm thần nặng.

Sau khi tốt nghiệp ĐH, vì không xin được việc làm, cậu cử nhân kinh tế bị tâm thần vì lo lắng. Lại có những trường hợp có 3 bằng ĐH nhưng cuối cùng vẫn phải làm thêm nghề... bảo vệ để kiếm tiền, dẫn đến bị tâm thần nặng. Cuộc sống hiện đại với những áp lực và thay đổi chóng mặt về quan niệm sống, lối hành xử, … đã khiến nguyên nhân nảy sinh bệnh tâm thần xuất hiện ngày càng đa dạng.
>> Những "ông Tây" trong bệnh viện tâm thần3 bằng ĐH phải đi làm bảo vệ Sau khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân, cậu cử nhân 22 tuổi (người Hà Nội) không xin được việc làm. Từ đây, mọi lo âu nảy sinh. Tình trạng này kéo dài, diễn ra thường xuyên liên tục khiến cậu mất ngủ, sợ hãi, không muốn giao tiếp với ai và đặc biệt là lúc nào cũng tự cho mình là kém cỏi, hèn mọn. Gia đình bệnh nhân ban đầu cứ nghĩ đó chỉ do mệt mỏi thông thường, ăn uống không đủ bù đắp sức lực bỏ ra khi ôn thi tốt nghiệp ĐH, lâu ngày khiến cơ thể và tinh thần suy nhược nên đã đưa cậu này đi khám, làm đủ các xét nghiệm song tất cả đều vô hiệu. Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết đây là một tỷ lệ quá cao. Con số này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sức chịu đựng và khả năng thích nghi của con người (đặc biệt là giới trẻ) trước những áp lực và thay đổi trong cuộc sống. "Cho đến khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như hoảng loạn, muốn hủy hoại cuộc sống bằng cách tự tử thì gia đình mới phát hoảng và bắt đầu nghĩ đến khả năng con mình có vấn đề về thần kinh”, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân sau này - cho biết.
Các chuyên gia về sức khỏe              tâm thần cho biết đây là một tỷ  lệ quá cao. Con số này đã gióng lên  một             hồi chuông cảnh báo  về sức chịu đựng và khả năng thích  nghi của con             người (đặc  biệt là giới trẻ) trước những áp  lực và thay đổi trong cuộc              sống
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết đây là một tỷ lệ quá cao. Con số này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sức chịu đựng và khả năng thích nghi của con người (đặc biệt là giới trẻ) trước những áp lực và thay đổi trong cuộc sống
Đây chỉ là 1 trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tâm thần do áp lực cuộc sống ngày càng lớn nhưng khả năng đáp ứng của bệnh nhân có giới hạn thấp. Bác sỹ Dũng đã từng khám và điều trị cho bệnh nhân có tới 3 bằng ĐH nhưng không xin được việc làm có thu nhập cao, bắt buộc phải làm bảo vệ thêm để tăng thu nhập. Bệnh nhân này quê gốc ở Quảng Ninh, năm nay 26 tuổi, có trong tay 3 bằng ĐH (1 bằng ĐH Kinh tế, 1 bằng ĐH Luật, 1 bằng ĐH Mỏ - Địa chất). Đến khi ra trường, do không xin được việc làm có thu nhập cao, lại luôn đứng trước áp lực phải kiếm tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố, cậu cử nhân đã phải lao động ngoài giờ bằng cách làm bảo vệ cho các cửa hàng, quán xá.Sức ép kiếm tiền quá lớn, lại thêm việc cậu ấy cho rằng có 3 bằng ĐH nhưng không kiếm được một việc làm ưng ý là một bi kịch. Và vì thế, các ức chế nảy sinh, tinh thần bất ổn định, ý nghĩ tiêu cực có nhiều trong đầu, dẫn đến bị tâm thần”, bác sỹ Dũng nói. Tâm thần vì bị con cái lừa hết tiền Bác sỹ Dũng tiết lộ: Cuộc sống hiện đại với nhiều điều thay đổi về cách suy nghĩ, lối hành xử, quan điểm sống, … đã khiến nguyên nhân “đẻ” ra các bệnh nhân bị tâm thần ngày một phong phú. Ngoài những trường hợp bị tâm thần do sức ép công việc, tiền bạc quá lớn như các bạn trẻ ở trên, cũng có những người già bị tâm thần vì bị con lừa hết của cải vật chất, dẫn đến hoảng loạn, bỏ nhà đi lang thang. Bệnh nhân này năm nay 71 tuổi, đã từng sinh sống và làm việc tại Đức trong nhiều năm. Sau khi về Việt Nam (cách đây không lâu), vợ bệnh nhân qua đời. Kể từ thời điểm này, các con của ông (con ruột) bắt đầu tìm cách dụ dỗ ông đưa hết tiền bạc, tài sản cho họ để họ giúp ông quản lý. Thực chất là đám con đã lừa ông. Sau khi có được tài sản trong tay, các con của ông chia chác lẫn nhau và bỏ mặc bố già, không ai nhận chăm sóc. Một lúc nhận 2 cú sốc: Vợ mất và bị các con lừa trắng trợn, ông cụ phát hoảng rồi ăn nói liên thiên, bỏ nhà đi lang thang khắp nơi cho đến tận khi được người nhà tìm thấy và đưa vào viện điều trị tâm thần.“Có lẽ những chuyện này chỉ có ở cuộc sống hiện đại”, bác sỹ Dũng nói.Người trẻ bị tâm thần ngày càng nhiềuXã hội hiện đại ngày nay có nhiều yếu tố dẫn đến các sang chấn tâm lý, xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, vợ chồng lục đục, áp lực kinh tế, sự cạnh tranh trong công việc, … Đặc biệt là các bạn trẻ, các bạn có nhu cầu thể hiện bản thân rất lớn nhưng không phải lúc nào cũng đạt được. Thậm chí có trường hợp bố mẹ đặt ra mục tiêu, tạo ra hào quang cho con, đến khi thực tế con không đáp ứng được thì chúng rất dễ bị gặp những tác động tiêu cực về tâm lý”, bác sỹ Dũng phân tích. Vài năm trở lại đây, trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải vào viện khám và điều trị, có tới 47% là người trẻ (dưới 30 tuổi). Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết đây là một tỷ lệ quá cao. Con số này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sức chịu đựng và khả năng thích nghi của con người (đặc biệt là giới trẻ) trước những áp lực và thay đổi trong cuộc sống. Theo bác sỹ Dũng, hiện nay xã hội thay đổi rất nhanh chóng, tạo ra nhiều thử thách và áp lực. Để đáp ứng được những thay đổi này, tránh rơi vào tình trạng lo âu, hoảng loạn, dẫn đến bị tâm thần, mỗi người ngoài việc tạo lập 1 lịch sinh hoạt khoa học, lịch làm việc cụ thể, vừa sức, các bạn trẻ (và tất cả mọi người đang sống trong guồng quay của xã hội hiện đại) cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có hiểu biết về sức khỏe và tâm lý, có các kỹ năng sống thiết yếu.Khi xuất hiện những triệu chứng tiêu cực về tâm lý, suy nghĩ cần đến bác sỹ tư vấn tâm lý, tránh điều trị vòng vo, kéo dài thời gian sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực”, bác sỹ Dũng khuyến cáo.
Theo Ngọc Anh
VietNamNet

Đọc thêm