Diễn đàn 'Kinh doanh và Pháp luật năm 2024'

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

(PLVN) - Sáng 17/7, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về tình hình thực hiện Đề án tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (HTPLDN) tại Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đồng chủ trì Tọa đàm là Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh.
Cảnh Tọa đàm.
Cảnh Tọa đàm.

Tham dự buổi làm việc có Phó Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Ngô Quỳnh Hoa; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các đơn vị chức năng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN).

Báo cáo tại Tọa đàm, đại diện Trung tâm tư vấn pháp luật, LĐLSVN cho biết, trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Cơ quan truyền thông của Liên đoàn đã tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền thanh, truyền hình để thực hiện các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên sóng truyền thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của nhà đài, báo chí: Hợp tác với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức các buổi tọa đàm pháp luật với chủ đề chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội; cùng Tạp chí Luật sư thực hiện các buổi talk show, tọa đàm pháp luật…

Trang thông tin điện tử của Liên đoàn đã đăng tải nhiều tin, bài liên quan đến hoạt động tuyên truyền PBGDPL. Tạp chí Luật sư Việt Nam của Liên đoàn cũng thông tin về nhiều sự kiện, chuyên đề chuyên sâu trong công tác xây dựng pháp luật, tuyên truyền PBGDPL, thực hiện và thi hành pháp luật tới độc giả đội ngũ luật sư và cộng đồng xã hội.

Các Đoàn luật sư và cá nhân các luật sư đã kết hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL thông qua các nội dung liên quan đến tuyên truyền các văn bản pháp luật, việc thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật; kết hợp với Hội Luật gia, Hội phụ nữ tỉnh, thành phố tư vấn pháp luật trực tuyến về Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…

Đồng chủ trì Tọa đàm là Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh.

Đồng chủ trì Tọa đàm là Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh.

Về công tác trợ giúp pháp lý, từ năm 2014 đến nay, Liên đoàn đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thanh tra Chính phủ tổ chức trợ giúp pháp lý thường xuyên cho người dân tại Trụ sở tiếp dân Trung ương. Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, có 170 luật sư tham gia tư vấn ở Trụ sở tiếp dân Trung ương với 560 lượt tư vấn.

Trung tâm tư vấn pháp luật của Liên đoàn cũng thực hiện tư vấn miễn phí cho các thành viên, người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật bằng nguồn kinh phí tự có của Trung tâm. Từ năm 2023 đến nay, Trung tâm đã tư vấn được 65 trường hợp thuộc đối tượng người nghèo và đối tượng chính sách xã hôi.

Tại mỗi Đoàn luật sư thành viên cũng tổ chức hàng trăm điểm trợ giúp pháp lý miễn phí. Có Đoàn luật sư còn tổ chức trợ giúp pháp lý bằng hình thức trực tuyến. Đa số các Đoàn luật sư đều tích cực tham gia vào công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý tại địa phương thông qua các tổ chức: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, các câu lạc bộ luật sư, các tổ chức hành nghề…

Hàng năm, hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các Đoàn Luật sư trong cả nước đều tổ chức các hoạt động thiết thực: tổ chức các buổi tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành; tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt pháp luật với những nội dung được xã hội quan tâm; tham gia giải đáp pháp luật cho khán giả trên Đài phát thanh và Đài truyền hình Trung ương và địa phương; tổ chức các buổi tư vấn pháp luật lưu động cho các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, công đoàn, hội người cao tuổi, thanh thiếu niên....hoặc tại các vùng địa bàn khó khăn về kinh tế, vùng sâu, vùng xa.

Tiến hành các đợt trợ giúp pháp lý cho người nghèo, các đối tượng chính sách và các phạm nhân đang cải tạo ở các trại giam về các lĩnh vực như Hôn nhân và gia đình, Bình đẳng giới, Phòng, chống bạo lực gia đình, Phòng, chống mua bán người; Tổ chức và tham gia cuộc thi viết tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình, cuộc thi “Tìm hiểu Bộ Luật Hình sự 2015”.

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư Pháp Ngô Quỳnh Hoa phát biểu tại Tọa đàm.

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư Pháp Ngô Quỳnh Hoa phát biểu tại Tọa đàm.

Tại Tọa đàm, nhiều đại biểu đề xuất một số ý kiến để Liên đoàn thực hiện tốt hơn nữa các chương trình, Đề án về tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: xây dựng cẩm nang pháp lý doanh nghiệp; xây dựng tổng đài hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp; tích cực đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật…

Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch LĐLSVN Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, đây là những vấn đề lớn, để triển khai, thực hiện là cả quá trình dài, phải có lộ trình cụ thể. Do đó, Liên đoàn cần lên phương án, xây dựng đề cương… “Sau Tọa đàm, Liên đoàn sẽ họp lãnh đạo, trao đổi, để làm được đến đâu sẽ đề xuất đến đó”, ông Đỗ Ngọc Thịnh cho biết.

Chủ tịch LĐLS Việt Nam khẳng định sẽ sớm đóng góp ý kiếm cho việc sửa đổi Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; ghi nhận và tính phương án đào tạo đội ngũ tư vấn viên pháp luật, luật sư; cử luật sư tham gia Diễn đàn pháp lý doanh nghiệp sắp tới…

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp tiếp nhận ý kiến tại báo cáo của Liên đoàn, đồng thời cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn nói chung và các đơn vị chức năng của Liên đoàn nói riêng để triển khai các nhiệm vụ, đóng góp cho xã hội.

Cục trưởng Lê Vệ Quốc chia sẻ với những khó khăn trong việc xây dựng cẩm nang pháp lý doanh nghiệp, xây dựng tổng đài hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp. Theo ông Quốc, trước mắt cần thống nhất về mặt chủ trương, sau đó lên kế hoạch thực hiện từng bước theo lộ trình, làm thí điểm trước rồi phổ biến rộng rãi…

Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm.

Đọc thêm