Tặng danh hiệu“Vụ việc tiêu biểu” để vinh danh Luật sư

Năm 2010, Ban Tổ chức bình chọn danh hiệu Hãng luật và Luật sư của năm đã vinh danh 5 “Vụ việc của năm”. Đây là những vụ việc điển hình, để lại dư âm lớn trong dư luận về việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Những vụ việc đó cũng làm nên tên tuổi của luật sư..

Năm 2010, Ban Tổ chức bình chọn danh hiệu Hãng luật và Luật sư của năm đã vinh danh 5 “Vụ việc của năm”. Đây là những vụ việc điển hình, để lại dư âm lớn trong dư luận về việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Những vụ việc đó cũng làm nên tên tuổi của luật sư..

Luật sư trao đổi với thân chủ tại một phiên tòa hình sự. Ảnh minh họa

Vụ việc là dấu ấn của luật sư

Trong Đề án bình chọn danh hiệu Hãng luật và Luật sư tiêu biểu được Bộ Tư pháp phê duyệt và Chính phủ cho phép tổ chức thự hiện năm 2012, cùng với các danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu”, “Luật sư tiêu biểu” thì danh hiệu “Vụ việc tiêu biểu” là một trong những danh hiệu quan trọng. Thông qua việc bình chọn danh hiệu “Vụ việc tiêu biểu”, Ban Tổ chức sẽ vinh danh công sức, trí tuệ, trách nhiệm và kỹ năng của luật sư.

Theo Quy chế bình chọn và phương thức đánh giá “Vụ việc tiêu biểu”,  Ban Tổ chức sẽ xem xét một vụ việc tiêu biểu thông qua các tiêu chí quan trọng là: 1- Tính điển hình của vụ việc. Vụ việc phải có tính chất tiêu biểu, đại diện cho một vấn đề pháp lý và xã hội quan trọng, được nhà nước và nhân dân cùng quan tâm; 2- Tính đột phá trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật. Vụ việc có tính chất đột phá, làm thay đổi quan điểm, tư duy về xây dựng, áp dụng pháp luật; 3- Tính lan tỏa và tác động xã hội của vụ việc. Vụ việc có sức ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong nhân dân; 4- Vụ việc phải thể hiện được kỹ năng, tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

Với các tiêu chí trên, năm 2010, Ban Tổ chức đã trao tặng danh hiệu “Vụ việc tiêu biểu” cho “vụ án” Công ty Vedan Việt Nam làm ô nhiễm sông Thị Vải; vụ đòi bồi thường oan sai của nữ doanh nhân Phùng Thị Thu, người được biết đến với sự kiện bà phải kiếm sống và nuôi con bệnh tật bằng nghề rửa bát tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội; vụ việc CQĐT, VKSND tối cao hình sự hóa một quan hệ thương mại không có tranh chấp giữa Công ty TNHH Thành Luân và Công ty Tân Á (điển hình cho tình trạng hình sự hóa tranh chấp dân sự).

Trao tặng danh hiệu “Vụ việc tiêu biểu” là vinh danh luật sư. Nên, danh hiệu này sẽ cùng với danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu” và “Luật sư tiêu biểu” khẳng định tên tuổi, vai trò luật sư trong quá trình hoạt động của mình. Ban Tổ chức sẽ xem xét các vụ việc mà luật sư có báo cáo để tôn vinh.

Nhiều điểm mới…

Theo Quy chế bình chọn, một tổ chức hành nghề luật sư được trao danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu” khi tổ chức đó đáp ứng được “các tiêu chí” được quy định và “có số điểm cao hơn các tổ chức hành nghề luật sư khác tham gia bình chọn”. Điều 6 Quy chế đã diễn giải các tiêu chí đó, cụ thể bao gồm: a.“về kết quả hoạt động” (được thể hiện qua doanh thu; số lượng vụ việc đã thực hiện trong 3 năm liền kề năm trao giải); b. về “uy tín và thương hiệu” (căn cứ vào phạm vi hoạt động, số lượng người lao động, các thành tích của tập thể, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ và đạo đức của luật sư , cũng như mức độ hoàn thành các cam kết dịch vụ pháp lý); c. về “thực hiện nghĩa vụ” (căn cứ vào mức độ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ xã hội, các hoạt động đóng góp cho xã hội và cộng đồng trong 3 năm liền kề).

Cần nói thêm, riêng đối với tiêu chí “kết quả hoạt động” thể hiện qua doanh thu và số lượng vụ việc đã thực hiện trong 3 năm liền kề, thì “số lượng vụ việc đã thực hiện” không có vấn đề gì nhưng câu chuyện doanh thu (thể hiện qua những số liệu cụ thể) đối với một tổ chức luật sư lại có hơi.... “nhậy cảm”. Nhậy cảm vì do nhiều lý do “tế nhị” khác nhau, không ít tổ chức muốn giữ bí mật, hoặc không muốn công bố doanh thu thực của mình.

Trong hội thảo, có ý kiến cho rằng nên bỏ yêu này của tiêu chí đi, song số ý kiến khác đông hơn lại cho rằng cần phải có nội dung này, bởi nếu thiếu con số “doanh thu” thì lấy gì để “định lượng” kết quả hoạt động của tổ chức. Chỉ riêng về số lượng vụ việc không phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của một tổ chức hành nghề luật sư, trong khi các vụ việc thì to nhỏ khác nhau, không thể đo dếm đơn thuần kiểu “cá kể đầu, trầu kể cuống”. Sau khi cân nhắc, Ban tổ chức bình chọn vẫn giữ yêu cầu này của tiêu chí.

Tương tự, danh hiệu “Luật sư tiêu biểu” được trao cho các luật sư “đáp ứng được các tiêu chí” và “có số điểm cao hơn các luật sư khác”. Cụ thể, các tiêu chí được quy định tại Điều 7 Quy chế, bao gồm: a.“kết quả hoạt động nghề nghiệp” (thể hiện qua số lượng vụ việc mà luật sư đã tham gia trong 3 năm liền kề; số lượng các vụ việc điển hình có tác động lớn đến xã hội, tạo bước đột phá trong xây dựng và áp dụng pháp luật); b.“về thực hiện vai trò xã hội” (là các giá trị do luật sư tạo ra trong quá trình thực hiện nghề nghiệp; việc hoàn thành các trách nhiệm xã hội cũng như các hoạt động phi lợi nhuận khác, việc hỗ trợ pháp luật cho người dân...); c.“về sự cống hiến” (những đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của nghề luật sư, tạo sự phát triển vượt bậc của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư).

Nhóm PV

Đọc thêm