Tăng giá điện - khó khăn cho doanh nghiệp

Mặc dù việc tăng giá điện là một nhu cầu khách quan, song việc tăng giá điện lần này trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp chưa phục hồi được sản xuất sẽ là bài toán rất khó giải để phát triển.

Ngày 12-2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg phê chuẩn giá điện mới được áp dụng từ ngày 1-3-2010 đối với sản xuất và sinh họat. Sau khi có quyết định, việc áp dụng giá mới đã được ngành điện cơ bản hoàn tất các khâu như: ghi chỉ số đồng hồ, thay đổi cách tính tiền điện cho các thuê bao trong hệ thống vi tính nội bộ, niêm yết giá điện, thông tư của Bộ Công thương và nhiều thủ tục khác, bảo đảm tính tiền điện công bằng và chính xác cho khách hàng.

Điện là nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất của Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu.

Điện là nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất của Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu.

Các hộ nghèo vẫn được hỗ trợ của Chính phủ, tức là sẽ sử dụng điện với mức giá thấp hơn mức trung bình đối với các hộ khác dưới 50kWh. Các hộ tiêu dùng điện bị “đội” chi phí mỗi tháng khoảng từ 5.000 đồng đến 8.600 đồng.

Tuy nhiên, việc tăng giá điện lần này sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất, kinh doanh khi đang phải đối phó với những hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới. Với mức tăng này, chỉ số giá tiêu dùng dự kiến tăng khoảng 0,23%. Giá thành sản phẩm một số lĩnh vực, dịch vụ dự kiến tăng khoảng 0,09%-2,28%. Nhưng những ngành mà chi phí về điện chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm như xi-măng, sắt thép, may mặc, giày da, sản xuất dây cáp điện… sẽ là một khoản chi lớn, rất khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Là doanh nghiệp nhỏ, nhưng DNTN cơ khí xây dựng Quang Vinh có 80% thiết bị dùng điện.

Là doanh nghiệp nhỏ, nhưng DNTN cơ khí xây dựng Quang Vinh có 80% thiết bị dùng điện. 

Khi chưa có sự điều chỉnh giá điện, điện đã chiếm tỷ trọng từ 5% đến 7% trong giá thành sản phẩm xi-măng và phôi thép, sau khi tăng giá điện, tỷ trọng này sẽ cao hơn đối với các loại thép thành phẩm. Theo tính toán ban đầu, với việc tăng giá điện theo quyết định trên sẽ làm cho giá thành thép và xi-măng tăng thêm từ 1% đến 1,5%. Các ngành dệt may và chế biến hải sản sử dụng các thiết bị làm lạnh với công suất lớn cũng chịu tác động không nhỏ, giá thành sản phẩm dự kiến cũng tăng từ 1,5% đến 2%. Như vậy, với giá điện mới, mỗi năm Công ty CP Thép Đà Nẵng sẽ phải trả thêm gần 1 tỷ đồng (nếu sản lượng như năm 2009).

Vì vậy, công ty sẽ rất khó khăn để hạ giá thành sản phẩm. Công ty CP Xi-măng Đà Nẵng sẽ phải trả thêm tiền điện khoảng gần 300 triệu đồng/tháng nếu sản xuất đủ công suất, các Công ty CP Dệt may 29-3, Công ty Hữu Nghị… mỗi tháng phải chi thêm khoảng vài chục triệu đồng. Đây cũng là một chi phí không nhỏ đối với ngành dệt may, giày da là những ngành có tỷ lệ lãi thấp và công nhân nhiều, rất khó cho việc tích lũy và cải thiện đời sống người lao động. Chẳng hạn như Công ty CP Dệt Hòa Khánh phải chi phí thêm khoảng 400 triệu đồng tiền điện/năm, tương đương với mức thưởng Tết hằng năm cho cán bộ, công nhân. Đối với ngành dịch vụ cao như các siêu thị, khách sạn cũng gặp phải khó khăn trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư các thiết bị làm lạnh bảo quản hàng hóa, máy điều hòa nhiệt độ, thang máy...

Mặc dù việc tăng giá điện là một nhu cầu khách quan, song việc tăng giá điện lần này trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp chưa phục hồi được sản xuất sẽ là bài toán rất khó giải để phát triển.

Bài và ảnh: ĐỨC THỊNH

Đọc thêm