Tăng giá điện: Sẽ hỗ trợ trực tiếp người nghèo

Hôm qua 14-2, Bộ Công Thương đã chính thức trình Chính phủ phương án tăng giá điện là 18% so với mức hiện hành. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo sẽ ra sao?

Hôm qua 14-2, Bộ Công Thương đã chính thức trình Chính phủ phương án tăng giá điện là 18% so với mức hiện hành. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo sẽ ra sao?Mức tăng hợp lý? Chiều qua 14-2, duy nhất phương án tăng giá điện 18% đã được thống nhất trình Chính phủ phê duyệt. Theo một cán bộ của Bộ Công Thương, Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng về mức tăng giá này để sớm đưa vào áp dụng từ tháng 3 tới. “Mức điều chỉnh giá điện tăng 18% này tuy không đáp ứng được yêu cầu của ngành điện nhưng khá cao và là mức cao hợp lý trong bối cảnh hiện nay”- cán bộ này nói.
Lắp đặt điện cho một hộ người nghèo tại xã Êa Tul, huyện Cư MGar, tỉnh Đăk Lăk
Lắp đặt điện cho một hộ người nghèo tại xã Êa Tul, huyện Cư MGar, tỉnh Đăk Lăk
Theo lý giải của các cơ quan chức năng, với nhiều yếu tố như sự trượt giá của tiền đồng, VN phải tăng nhập khẩu điện, chi phí xây dựng các nhà máy điện tăng, biến động của tỷ giá VNĐ/USD... thì giá điện phải tăng ở mức chí ít là 18%. Nếu giá điện tăng ở mức thấp hơn sẽ rất khó khăn không chỉ cho ngành điện mà còn khó thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư khác vào nguồn điện vốn đang thiếu trầm trọng của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, với việc tăng giá điện 18% ngành điện sẽ vẫn phải tiếp tục chấp nhận mức lợi nhuận thấp và phải tiếp tục cắt giảm các chi phí trong sản xuất và kinh doanh điện; đồng thời sẽ bị lỗ một khi phát sinh các chi phí như thiếu điện, phải huy động thêm nguồn điện chạy dầu, hay mua điện ngoài với giá cao... Mức tăng giá điện lên 18% này đã được tính toán trên cơ sở chi phí đầu vào, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hạn chế tối đa tác động đến đời sống của người dân. Chính phủ cũng đã yêu cầu việc tăng giá điện sẽ phải đi kèm với các chính sách hỗ trợ người nghèo, kiềm chế lạm phát...Không tăng giá các số điện đầu
Theo đề án "Thiết kế, cơ chế vận hành và kế hoạch thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh VN" của Bộ Công Thương thì một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển thị trường điện cạnh tranh của VN là giảm áp lực tăng giá điện. Không thể tăng giá điện quá cao theo yêu cầu bảo đảm đủ vốn đầu tư mà chỉ có thể tăng ở mức bảo đảm cho doanh nghiệp đủ tài chính hoạt động để vay vốn.
Đại diện Bộ Công Thương và Tài chính cho biết, theo đề án tăng giá điện, các phương án hỗ trợ đối với người nghèo cũng đã được xây dựng để trình Chính phủ. Chính phủ sẽ xem xét, tính toán mức giá, liều lượng tăng sao cho không ảnh hưởng nhiều đến mức sống của những người có thu nhập thấp.Khi điều chỉnh giá 18%, chúng tôi đã phải tính toán làm sao để hạn chế ảnh hưởng đến những người thu nhập thấp”- đại diện Bộ Tài chính cho biết. Theo Bộ Tài chính, dự kiến theo đề án tăng giá điện trình Chính phủ, thì giá của những số điện đầu sẽ không điều chỉnh. Đây được xem là một biện pháp để hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo, người có thu nhập thấp sử dụng ít điện. Bộ Tài chính cũng cho biết, việc bao cấp giá điện từ năm 2011 có thể cũng sẽ được Chính phủ "quyết" theo hướng bao cấp trực tiếp cho người dân chứ không bao cấp gián tiếp qua cơ quan cung cấp điện như hiện nay.Hướng của Chính phủ là hỗ trợ trực tiếp cho người dân khi tăng giá điện, tránh việc có thể xảy ra là người dân không được hưởng lợi khi nguồn hỗ trợ lại được thực hiện gián tiếp”- cũng đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Theo Mai Hương
Dân Việt

Đọc thêm