Tập tục trong Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu (hay Tết Thượng nguyên) là một lễ tiết cổ truyền vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tết này, phần lớn tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, lâu dần, Tết Nguyên tiêu cũng trở thành lễ tiết đầu xuân của Việt Nam.

Tết Nguyên tiêu (hay Tết Thượng nguyên) là một lễ tiết cổ truyền vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tết này, phần lớn tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, lâu dần, Tết Nguyên tiêu cũng trở thành lễ tiết đầu xuân của Việt Nam. Vào ngày này, nhiều gia đình Việt Nam xum họp ở nhà trưởng họ hoặc nhà thờ họ để tế tổ và thụ lộc. Theo sách Trung Hoa, lễ Thượng nguyên không phải là ngày lễ Phật. Trước đây chính là Tết Trạng nguyên. Nhân dịp này, nhà vua hội họp các trạng để thiết tiệc và mời vào vườn Thượng uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.

Ở Trung Quốc và ở một số địa phương của Việt Nam hiện nay, Tết Nguyên tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hay còn gọi là “Hội hoa đăng” với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng Giêng. Được ưa chuộng là những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích. Ngoài ra, còn những tập tục khác như: cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” - viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ...

Hương Tú (biên soạn)

Đọc thêm