Tàu hỏa húc 6 ô tô do nhân viên gác chắn

Hai ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng tại cầu Ghềnh, thuộc địa bàn phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), cơ quan chức năng địa phương ban đầu đã xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do nhân viên gác chắn không tuân thủ quy định.
Hai ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng tại cầu Ghềnh, thuộc địa bàn phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), cơ quan chức năng địa phương ban đầu đã xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do nhân viên gác chắn không tuân thủ quy định.
 
Qua công tác khám nghiệm hiện trường, triệu tập lấy lời khai và phân tích hộp đen của đầu tàu D19E-951 của đoàn tàu SE2, Công an tỉnh Đồng Nai ban đầu xác định nguyên nhân là do nhân viên gác chắn 3 và 4 không tuân thủ quy định điều khiển đèn tín hiệu, để ôtô cả hai đầu cầu cùng lưu thông vào lòng cầu gây ách tắc giao thông ở giữa cầu.

Đáng lẽ trước lúc xảy ra vụ tai nạn, xe ôtô taxi biển số 56K-9697 của hãng VinaSun lưu thông vào cầu hướng đi từ Thành phố Hồ Chí Minh qua thành phố Biên Hòa phải lùi lại để 5 xe ôtô qua cầu theo hướng ngược lại. Nhưng khi đoàn tàu SE2 sắp tới, các nhân viên gác chắn tại địa điểm hai đầu cầu đã không phát tín hiệu là chưa thông cầu và tàu không được phép vào cầu. Do không nhận được tín hiệu cảnh báo trên của nhân viên gác chắn, nên đoàn tàu đã lao tới và gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng.

Ô tô bị tàu đâm gây hư hỏng nặng.

Kết quả phân tích hộp đen của các lực lượng chức năng cho thấy, lúc xảy ra tai nạn đoàn tàu SE2 đang lưu thông với vận tốc 62 km/giờ. Khi đoàn tàu di chuyển cách đầu cầu phía nam khoảng 250m thì lái tàu đã nhấn phanh để hãm tàu. Song do khoảng cách quá gần, nên đoàn tàu vẫn trượt tới với vận tốc lớn và đâm vào 6 xe ôtô đang lưu thông trên cầu.

Theo quy định của luật an toàn giao thông đường sắt đối với đường ngang và cầu chung với đường bộ thì phải có người gác. Trong trường hợp khi đèn tín hiệu không hoạt động, hoặc báo hiệu sai quy định hay chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông.

Ông Lê Đăng Nghĩa, Đội trưởng đội quản lý đường sắt Biên Hòa cho biết, sau khi xảy ra tai nạn, qua kiểm tra mới biết đèn tín hiệu báo khẩn cấp tại đầu cầu cách đó 800m đã bị hỏng. Nhưng theo quy định, nếu phát hiện nguy hiểm trong khi đèn tín hiệu bị hỏng thì nhân viên gác chắn phải có trách nhiệm ra hiệu lệnh để đoàn tàu dừng lại.

Theo điều tra ban đầu, nhân viên gác chắn tại cầu Ghềnh đã không thực hiện được hiệu lệnh cho tàu dừng, nên đã xảy ra tai nạn đáng tiếc nói trên.
 
Theo TTXVN

Đọc thêm