Tennis Đà Nẵng: Tương lai bắt đầu từ hôm nay

So với những bộ môn khác, tennis Đà Nẵng gần như bắt đầu từ vạch xuất phát. Đến năm 2002, khi Đại hội LĐ Tennis thành phố Đà Nẵng (DTF) lần thứ 2 được tiến hành, giải tennis Đà Nẵng mở rộng, tranh Cúp Sơn Kova 2002 lần đầu tiên mới được tổ chức. Cũng từ đó, lứa VĐV nhi đồng với những tay vợt ở tuổi lên 10 như Phan Thị Thanh Bình, Đỗ Đan Thi, Phạm Minh Tuấn… được chính thức tập hợp. Đồng thời, Công ty Bảo hiểm Prudential bắt đầu tham gia tài trợ cho DTF tổ chức giải Prudence, dành cho các tay vợt thanh - thiếu niên, nhi đồng xuất sắc.

So với những bộ môn khác, tennis Đà Nẵng gần như bắt đầu từ vạch xuất phát. Đến năm 2002, khi Đại hội LĐ Tennis thành phố Đà Nẵng (DTF) lần thứ 2 được tiến hành, giải tennis Đà Nẵng mở rộng, tranh Cúp Sơn Kova 2002 lần đầu tiên mới được tổ chức. Cũng từ đó, lứa VĐV nhi đồng với những tay vợt ở tuổi lên 10 như Phan Thị Thanh Bình, Đỗ Đan Thi, Phạm Minh Tuấn… được chính thức tập hợp. Đồng thời, Công ty Bảo hiểm Prudential bắt đầu tham gia tài trợ cho DTF tổ chức giải Prudence, dành cho các tay vợt thanh - thiếu niên, nhi đồng xuất sắc.

Mô tả ảnh.

Thanh Bình là một trong những hy vọng của tennis Đà Nẵng trong tương lai...

Muốn hướng đến một tương lai bền vững, thì bài toán về kinh phí đã đặt ra, nhưng mỗi năm, DTF chỉ tài trợ cho các tay vợt 60-70 triệu đồng tham gia thi đấu các giải trẻ. Năm 2006, Sở TDTT (cũ) và DTF cùng đề xuất thành phố cho các em được tập trung đào tạo tại Trung tâm HL-ĐT VĐV Đà Nẵng. Với cách làm như thế, lần đầu tiên, tennis Đà Nẵng đã có được tấm HCĐ tại giải Vô địch quốc gia. Đồng thời, ở các giải Prudence toàn quốc, những cái tên như Phan Thị Thanh Bình, Đỗ Đan Thi, Phạm Minh Tuấn… đã thường xuyên được ghi nhận với những danh hiệu vô địch lứa tuổi.

Từ nền tảng cơ bản và vững chắc ấy, tennis Đà Nẵng đã mạnh dạn hướng đến mục tiêu chinh phục tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 (2010).

Nhận biết những khiếm khuyết, năm 2008, tay vợt Huỳnh Phương Đài Trang chính thức được tuyển mộ. Sự quan tâm của thành phố dành cho tay vợt này hằng tháng với mức lương 6 triệu đồng cùng khoản hỗ trợ 4 triệu đồng của DTF tạo điều kiện rất tốt để Đài Trang yên tâm tập luyện. Không chỉ thế, với mục đích tạo điều kiện cho cô gái này trở thành tay vợt chuyên nghiệp của ATF, hằng năm, Đài Trang nhận được 20.000 USD để thi đấu quốc tế. Đặc biệt, trong năm nay, thành phố còn hỗ trợ 10.000 USD và DTF vận động tài trợ 5.000 USD với mục tiêu tạo cơ hội tốt nhất cho Đài Trang nâng cao trình độ, góp phần vào thành công chung của tennis Đà Nẵng. Đồng thời, tay vợt Hoàng Thành Trung cũng chính thức khoác áo đội tuyển Đà Nẵng.

Trong khi đó, ngoài chế độ dành cho VĐV chuyên nghiệp theo quy định, DTF cũng hỗ trợ hằng tháng cho Thanh Bình, Đan Thi, Minh Tuấn 2 triệu đồng/người, tay vợt trẻ Hồ Hà Hải Dương được 1,5 triệu đồng, các VĐV còn lại được 1 triệu đồng/người. Giải quyết bài toán kinh phí tập huấn cho các VĐV còn lại là không thể, DTF đã mời HLV Trương Quang Vũ với mức lương 2.000 USD/tháng để huấn luyện cho đội tuyển Đà Nẵng trong thời gian 3 tháng. Chỉ sau 2 tháng dưới sự hướng dẫn của HLV này, các VĐV tennis Đà Nẵng đã có những chuyển biến tích cực về khả năng chuyên môn lẫn tư duy chiến thuật.

Sau khi đã giành được HCB đôi nữ trong khuôn khổ Đại hội TDTT toàn quốc (tháng 5-2010, tại Huế), tennis Đà Nẵng tiếp tục nuôi khát vọng chinh phục tấm HCV cá nhân nữ khi giải được khởi tranh tại Đà Nẵng vào tháng 9. Với bộ ba Đài Trang, Thanh Bình, Đan Thi, việc hoàn thành mục tiêu 1 HCV của tennis Đà Nẵng không quá xa vời. Bên cạnh, bộ đôi Hoàng Thành Trung, Phạm Minh Tuấn cũng đang hy vọng giành được một kết quả khả quan trong nội dung thi đấu của mình.

Dù thế nào đi nữa, tất cả đều mới bắt đầu khi chặng đường phía trước của Đài Trang, Thanh Bình, Đan Thi hay Minh Tuấn vẫn đang mở ra, rất rộng...

NGUYÊN AN

Đọc thêm