Học sinh THPT không thích các một khoa học xã hội đang là một thực tế khá nhức nhối, xin giới thiệu bài viết của độc giả Tấn Ngọc liên quan đến vấn đề này. Chương trình phân ban hiện nay, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm vừa rồi, có chưa đầy 2% học sinh chọn lựa ban Khoa học xã hội, hoặc ban cơ bản nâng cao chọn ba môn văn, sử, địa. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào khối C năm nay cũng thấp kỷ lục, chỉ chiếm chưa tới 5% lượng hồ sơ đăng ký dự thi. Nhiều năm nay, kết quả thi tốt nghiệp và tuyển sinh môn lịch sử và văn học ở khối C, D đều rất thấp. Sự yếu kém, thờ ơ, lạnh nhạt của học sinh đối với các bộ môn xã hội, phần nào đó đã “bào mòn” lòng đam mê, tâm huyết của đội ngũ giáo viên dạy môn xã hội đi ít nhiều. Từ góc độ của những thầy cô đang giảng dạy trực tiếp ở nhà trường phổ thông, chúng tôi cho rằng thực trạng đó có mấy nguyên nhân chính sau:
|
Lượng thí sinh thi khối C ngày càng ít |
Nhiều học sinh (kể cả phụ huynh) có nhận thức, tư tưởng coi thường các môn khoa học xã hội, xem nó là môn phụ. Trong khi đó, phần lớn học sinh khi lên cấp ba có xu hướng học lệch, thi gì học nấy. Chọn các môn khoa học tự nhiên thì cơ hội lựa chọn ngành nghề hết sức rộng rãi và hấp dẫn. Ngược lại, “cánh cửa” ngành nghề của các thí sinh chọn thi các môn khoa học xã hội rất hẹp, chỉ loanh quanh vài ngành sư phạm, báo chí, xã hội học… mà “đầu ra” cũng rất khó khăn Một nguyên nhân đã được nhắc đến lâu nay là kiến thức của sách giáo khoa vẫn còn nặng nề và dàn trải, nhiều chỗ không phải là học nữa mà là "hành" học sinh. Nhiều câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, đề thi, trong các cuộc thi lâu nay đều xơ cứng, xa lạ, hoặc đánh đố bằng trí nhớ trong thời đại bội thực thông tin. Trong khi cốt lõi của vấn đề là cách biên soạn sách giáo khoa rất cần đến sự chân thực, gần gũi và hấp dẫn để cuốn hút, kích thích sự đam mê tìm tòi, khám phá của học sinh. Giả dụ, môn lịch sử, sách giáo khoa thường nặng nề, dày đặc những sự kiện, ngày, tháng, năm, ta thắng, địch thua... mà ít có những câu chuyện lịch sử hấp dẫn đề cập đến con người và số phận của con người. Hay môn văn học, còn quá nhiều tác phẩm mang tính hàn lâm, ngay cả người lớn cũng chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa, tư tưởng của nhà văn thì sao lại bắt con trẻ phải hiểu, phải làm bài cho được... Vì vậy, nên mạnh dạn cắt bỏ những chỗ, những bài khó, không cần thiết, gây quá tải. Cuối cùng, năng lực, bản lĩnh, tâm huyết người thầy đứng lớp cũng có tính quyết định đến hiệu quả, tác động của môn học đến đông đảo học sinh. học sinh đã tin, đã hứng thú với bài giảng, với thầy giáo thì nhất sẽ hiểu, sẽ không thờ ơ, nguội lạnh với môn học đó nữa.
Theo