THADS Thanh Hóa tăng cường phối hợp để đạt hiệu quả cao

Cục thi hành án (THA) tỉnh Thanh Hóa hiện có 27 Chi cục THA, trong đó có 11 Chi cục THA miền núi. So với năm 1993, kể từ ngày thành lập cho đến nay đã 20 năm, tuy hiệu quả THA năm sau luôn tăng cao so với năm trước và số lượng cán bộ THA Thanh Hóa có tăng gấp 3 lần, nhưng đội ngũ cán bộ THA vẫn còn mỏng, phân bố dàn trải, nên công tác THADS vẫn gặp không ít khó khăn.

Cục thi hành án (THA) tỉnh Thanh Hóa hiện có 27 Chi cục THA, trong đó có 11 Chi cục THA miền núi. So với năm 1993, kể từ ngày thành lập cho đến nay đã 20 năm, tuy hiệu quả THA năm sau luôn tăng cao so với năm trước và số lượng cán bộ THA Thanh Hóa có tăng gấp 3 lần, nhưng đội ngũ cán bộ THA vẫn còn mỏng, phân bố dàn tri, nên công tác THADS vẫn gặp không ít khó khăn.

Đại diện tập thể lãnh đạo Cục THADS tỉnh Thanh Hóa trong Lễ công bố Quyết định chuyển Chi bộ cơ sở thành Đảng bộ cơ sở.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 299 cán bộ THADS, trong đó, chỉ có 102 chấp hành viên sơ cấp và 8 chấp hành viên trung cấp, còn lại là cán bộ quản lý các phòng ban nghiệp vụ, chức năng. Về điều kiện tự nhiên, địa hình ở xứ Thanh phức tạp, trong 27 huyện, thị, thành có 11 huyện miền núi, trong đó huyện Mường Lát xa trung tâm TP. Thanh Hóa hơn 300 km (gần gấp đôi quãng đường ra Hà Nội) và 6 huyện ven biển có cư dân đông đúc, nảy sinh nhiều các quan hệ kinh tế, dân sự phức tạp, khiến hoạt động THADS còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn.

Trong 20 năm qua (tính từ 1/7/1993 đến 1/7/2013), tập thể lực lượng cán bộ THADS trong toàn tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực vươn lên đạt kết quả cao trong hoạt động THA. Cụ thể, tổng số việc THA thụ lý 114.716 việc, trong đó 88.098 số việc đã được giải quyết. Về tiền, tổng số thụ lý hơn 1.374,8 tỷ đồng, trong đó tổng số tiền đã giải quyết hơn 584,3 tỷ đồng.

Nói về kết quả trên, ông Đào Anh Tuấn, Cục trưởng Cục THADS Thanh Hóa cho biết: “Do nhận được sự quan tâm kịp thời của Bộ Tư pháp, sự lãnh đạo của tỉnh cùng cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng liên quan cùng vào cuộc nên công tác THA Thanh Hóa luôn đạt được hiệu quả năm sau cao hơn năm trước”.

Tuy nhiên, trong 20 năm qua, vẫn còn nhiều việc THA còn tồn đọng kéo dài và số tiền không thi hành án được cần phải tháo gỡ. Cục THADS Thanh Hóa cho biết, một số lượng việc THA tồn đọng là do có sự can thiệp, kháng nghị không hợp lý của cơ quan chức năng; ở một số cấp cơ sở thuộc địa bàn miền núi còn coi nhẹ, có lúc có nơi còn buông lỏng công tác THA, còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền cơ sở với cơ quan ban ngành liên quan, vô tình tạo nên những bức xúc khiếu kiện về THA trong nhân dân.  

Ngoài ra, hoạt động phối hợp với một số cơ quan liên quan trong công tác THA dân sự ở Thanh Hóa cũng còn mang tính hình thức, miễn cưỡng, thậm chí còn nhiều vướng mắc. Chẳng hạn, một vài đơn vị như Kho bạc, Ngân hàng, Bảo hiểm còn chưa thực sự tạo điều kiện cung cấp thông tin cho chấp hành viên tiến hành xác minh tài khoản của đối tượng bị THA. Do vậy, việc áp dụng biện pháp phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản để trừ vào thu nhập của người bị THA, chưa thể áp dụng đạt hiệu quả.

Thực tiễn THADS ở Thanh Hóa cũng cho thấy, một số bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có nội dung tuyên án không rõ ràng, còn mập mờ, nước đôi, thậm chí sai sót, nên khi THA gặp trắc trở, khó khăn, làm chậm tiến độ THA.

Bên cạnh tháo gỡ những khó khăn này, ông Đào Anh Tuấn cũng cho rằng, trong vụ án hình sự, cơ quan Kiểm sát cũng cần tăng cường công tác kiểm sát và phối hợp với cơ quan THA cùng các cơ quan có chức năng giám sát khác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc đương sự thực hiện ý đồ tẩu tán tài sản từ giai đoạn điều tra, nhằm trốn trách nghĩa vụ THA dân sự khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Trọng Hùng 

Đọc thêm